Dân tự quản để xây dựng nông thôn mới

Qua đó, 5 tổ nhân dân tự quản đã ra đời, huy động sức mạnh tập thể, đoàn kết của nhân dân trong giữ vững an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, tạo môi trường thuận lợi để nhân dân an tâm lao động sản xuất, phát triển kinh tế.
Người dân ấp Phương Thạnh đang ra sức xây dựng tổ nhân dân tự quản luôn sạch đẹp, thông thoáng.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã Phương Phú, cho biết: Để đa số các tổ nhân dân tự quản hoạt động đều tay, có hiệu quả thiết thực, thì khâu then chốt là được người dân đồng tình, hưởng ứng thực hiện.
Vì vậy, xây dựng tổ tự quản, xã đã chỉ đạo công an, mặt trận, văn hóa phối hợp tốt đến tuyên truyền vận động bà con hiểu và cùng thực hiện.
Thời gian gần đây, nhiều tuyến đường có cảnh quan, môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, văn minh xuất hiện nhiều hơn ở xã Phương Phú.
Nhà nhà nhiệt tình, người người tự ý giữ gìn cảnh quan môi trường, đẹp từ trong nhà ra ngoài ngõ.
Đi dọc tuyến đường tổ nhân dân tự quản số 8, ấp Phương Thạnh, thấy mướt mắt với cây xanh tươm tất nhờ tay người chăm bón.
Bà Lê Thị Diệu, người dân trong ấp, chia sẻ: “Từ khi tham gia mô hình, cùng bà con chăm chút cảnh quan môi trường thấy cả xóm đẹp hẳn lên nên tôi thích lắm.
Nghĩ lại, phong trào nhân dân tự quản có hiệu quả thiết thực nên tôi tiếp tục vận động người thân tham gia để giữ gìn cho xóm ấp, quê hương xanh, sạch, đẹp”.
Nói xong, bà Diệu lại thoăn thoắt tay kéo tỉa gọn hàng rào dâm bụt cho bắt mắt hơn.
Xa xa, cũng có một vài chị phụ nữ xào xạc tay chổi dọn dẹp và quét rác trước cửa nhà, lão nông thì tạo dáng cho các cây kiểng với phương châm đẹp trong nhà ra tận ngõ.
Mỗi người có ý thức góp nên màu sắc riêng cho con đường về ấp ngày càng sạch, đẹp.
Không chỉ quan tâm đến cảnh quan môi trường, người dân Phương Phú còn đoàn kết gìn giữ xóm ấp bình yên, an toàn, lành mạnh.
Ông Phạm Việt Hùng, ngụ ấp Phương Thạnh, bày tỏ: “Từ khi tham gia tổ nhân dân tự quản, bà con đoàn kết hơn trước kia rất nhiều.
Họ đồng lòng xây dựng mô hình đèn ngoài ngõ, mõ trong nhà đề phòng tốt, chống trộm cướp xảy ra.
Hơn nữa, thấy được lợi ích của tổ nhân dân tự quản, bà con chấp hành tốt chính sách, pháp luật, cùng nhau quan tâm dạy bảo con cháu sống tốt, không tham gia tệ nạn xã hội để giữ bình yên, văn minh cho ấp”.
Bà Nguyễn Thị Oanh, ở ấp Phương An A, phấn khởi: “Tham gia tổ nhân dân tự quản không chỉ làm lợi cho mình mà cả xóm.
Trước tiên là hộ tôi được xã hỗ trợ bóng đèn điện để thắp ngoài ngõ, bảo vệ an toàn cho chính mình.
Kế đó là đảm bảo an ninh chung cho cả ấp”.
Nhờ đoàn kết, cộng đồng tương thân tương ái giúp nhau, một năm qua, bình yên luôn ngự trị ở tổ tự quản liên ấp Phương Thạnh, Phương An A, Phương An B, Phương Bình và Phương Hòa.
Trong sản xuất, kinh doanh, người dân cũng thuận lợi phát triển.
Ông Võ Văn Đê, hộ kinh doanh buôn bán ở địa phương, chia sẻ: “Nhờ bà con cùng nhau gìn giữ trật tự an ninh đảm bảo nên tiểu thương cũng yên ổn làm ăn, công việc ngày càng thuận tiến.
Để cùng bà con tự quản tốt, tôi cũng đang phấn đấu nuôi dạy con tốt hơn để tiếp tục giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa, hạnh phúc”.
Để làm việc tốt, tự quản tốt, người dân Phương Phú còn quan tâm rèn luyện sức khỏe cường tráng để sẵn sàng trong mọi việc.
Hiện tại, trong địa phương đã thành lập được 5 câu lạc bộ thể dục buổi sáng, thành viên thường xuyên rèn luyện thể dục bảo vệ sức khỏe.
Ông Nguyễn Văn Khẩn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thể dục tổ 8, ấp Phương Thạnh, cho hay: Trong tổ này có nhiều môn thể thao, thu hút đủ tầng lớp tham gia như: bóng đá cho nhóm con trai, cầu lông cho phụ nữ, còn môn đi bộ dành cho mọi lứa tuổi,...
Nhờ vậy mà câu lạc bộ cũng thu hút được hết 37 hộ trong tổ tham gia.
Lâu lâu, tổ còn giao lưu với tổ kế bên để tạo sinh khí thi đua, vui chơi trong nhân dân.
Có thể nhận thấy rằng, mô hình tổ nhân dân tự quản ở Phương Phú đã phát huy hiệu quả.
Cho nên, người dân ở xã cùng chính quyền địa phương đã và đang ra sức xây dựng để sớm ngày được công nhận và nhân rộng.
Để từ đây, mô hình tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái trong nhân dân, cần cù trong lao động, sản xuất.
Hàng rào “phòng tuyến” vững chắc từ dân này sẽ phát huy hiệu quả, giúp địa phương giữ vững danh hiệu xã văn hóa 11 năm liền, nâng chất xã nông thôn mới ngày càng vững chắc, giàu mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian khảo sát tìm hiểu, ông Nguyễn Quốc Minh từ TP.HCM đã quyết định lên Đà Lạt (Lâm Đồng) đầu tư 42 tỷ đồng để xây dựng trang trại trồng cà phê sạch - nuôi chồn và sản xuất chế biến cà phê chồn.

Kết quả xét nghiệm mẫu nước tại 12 địa điểm nuôi thủy sản tập trung trên địa bàn tỉnh Phú Yên của Trung tâm Giống và Kỹ thuật Thủy sản Phú Yên cho thấy dịch bệnh trên tôm hùm và cá mú vẫn tiếp tục xảy ra tại hai xã Xuân Thịnh và Xuân Phương thuộc thị xã Sông Cầu.

Trên địa bàn thị xã Tam Điệp (Ninh Bình), diện tích nuôi trồng thuỷ sản đang được mở rộng, tuy nhiên các hộ nuôi nơi đây chủ yếu vẫn trông chờ vào nguồn cá giống do thương lái đưa về, vận chuyển xa nên chất lượng cá không đảm bảo, tỷ lệ sống thấp, cá nuôi chậm lớn, hay bị bệnh, năng suất không cao.

Các nhà sản xuất, phân phối cá tầm Việt Nam vừa gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ về việc cần có giải pháp chống cá tầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc đang đe dọa trực tiếp đến ngành nuôi cá tầm và quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam.

Rừng phòng hộ ven biển huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang có chiều dài hơn 20km, tổng diện tích trên 1.000ha. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn với hệ động thực vật phong phú; dưới tán rừng đước là các trảng nước và con kênh thích hợp cho nhiều loài thủy sản sinh sống. Mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng đang chứng tỏ hiệu quả, cải thiện cuộc sống của chủ rừng.