Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sinh kế thoát nghèo của đồng bào Hrê ở Ba Liên

Sinh kế thoát nghèo của đồng bào Hrê ở Ba Liên
Ngày đăng: 30/10/2015

Hiệu quả của mô hình cộng đồng

Con đường dẫn vào hồ chứa nước Núi Ngang trải bê tông thẳng tắp.

Hai bên đường là những ngôi nhà kiểu mới khang trang, tường rào cổng ngõ kiên cố.

Cảnh sắc ấy cho thấy cuộc sống khó khăn của đồng bào Hrê nơi đây đã vơi dần.

Khai thác thủy sản nước ngọt ở hồ chứa nước Núi Ngang đã trở thành sinh kế thoát nghèo của đồng bào H're ở Ba Liên .

Trời về chiều, anh Đinh Văn Nga, ngụ thôn Núi Ngang lại tranh thủ mang lưới vào hồ thả để sáng mai thu cá bán.

Việc thả lưới là công việc thường nhật của anh Nga suốt 4 năm qua.

Trung bình một ngày anh có thể đánh được 20kg cá mè, cá trắm, thu về ba bốn trăm nghìn đồng.

Anh Nga cho biết: "Năm 2008, mình lấy vợ.

Hai vợ chồng cũng chăm chỉ làm thuê làm mướn mà vẫn không thoát được đói nghèo.

Nhưng từ ngày tham gia khai thác thủy sản trên hồ Núi Ngang, thì kinh tế gia đình khấm khá hẳn.

Một năm cũng thu được năm sáu chục triệu đồng.

Đến năm 2013, gia đình đã thoát nghèo và mới đây đã xây được nhà ngói, mua sắm được nhiều đồ dùng thiết yếu trong nhà".

Không đấu giá, cũng chẳng phải bỏ tiền ra thuê hồ để được nuôi trồng, khai thác thủy sản tại hồ Núi Ngang, hễ người dân nào muốn tham gia, cũng được chính quyền xã và những hộ dân có kinh nghiệm trước đó nhiệt tình tạo điều kiện giúp đỡ.

Vì vậy, với việc ban đầu chỉ có khoảng 15 hộ chọn cách mưu sinh nơi lòng hồ, thì đến nay con số ấy đã gần 50 hộ.

Ông Nguyễn Văn An - Phó Chủ tịch xã Ba Liên cho biết: “Ở đây ai cũng công bằng như nhau, đều được tạo điều kiện khai thác cá ở hồ Núi Ngang.

Hộ nào muốn tham gia thì đầu năm chỉ cần đóng cho xã 1,2 triệu đồng để mua cá giống thả xuống, đến tháng 6 là bắt đầu thu hoạch.

Trung bình mỗi hộ cũng thu tầm 6 - 7 triệu đồng/tháng từ tiền bán cá.

Giờ đây niềm phấn khởi đã lan tỏa, bởi nhà nào cũng đủ ăn, đủ mặc”.

Dù là mô hình cộng đồng nhưng vì thấy được hiệu quả của nó, gần 50 hộ dân tham gia luôn có ý thức giữ gìn nguồn lợi thủy sản để bảo vệ sinh kế lâu dài.

“Cá nặng tầm 2kg trở lên mới bắt, còn nhỏ hơn là thả xuống lại.

Ở đây tuyệt đối không khai thác cá bằng các dụng cụ như xung điện, lồng rọ.

Được tập huấn khuyến nông mấy lần rồi nên mình hiểu rõ lắm”, anh Phạm Văn Nua, ngụ thôn Hương Chiên cho hay.

Triển vọng từ mô hình nuôi cá lồng bè

Tìm hiểu mô hình nuôi cá điêu hồng trong lồng bè ở một số địa phương thấy có hiệu quả, năm 2014, hai hộ dân ở xã Ba Liên đã tự đầu tư nuôi ba lồng bè trên hồ Núi Ngang.

Là người trực tiếp quản lý và theo dõi mô hình nuôi cá điêu hồng này, ông Nguyễn Văn An - Phó Chủ tịch xã Ba Liên, đánh giá mô hình có tính hiệu quả tương đối cao.

Cá điêu hồng chỉ cần nuôi trong vòng 5 - 6 tháng là cho thu hoạch.

Cá khi đó đạt trọng lượng trung bình khoảng 1kg.

Giá thương lái thu mua là 35.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, vì người nuôi chưa nắm bắt được kỹ thuật nuôi cũng như việc lựa chọn con giống, khiến cho sản lượng cá bị sụt giảm, nên lứa đầu tiên lợi nhuận vẫn chưa cao.

Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ sau khi tham quan mô hình nuôi cá điêu hồng lồng bè tại xã Ba Liên đã tìm hiểu và thống nhất hỗ trợ giống cá chất lượng, thức ăn, cùng với việc hướng dẫn kỹ thuật nuôi cho hai hộ dân này từ nguồn vốn Chương trình 30a.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ cho biết: “Trong tháng 12 này, Trạm sẽ hướng dẫn người dân nuôi thử nghiệm 7.500 con cá giống.

Hiện tại, thị trường tiêu thụ cá diêu hồng ngày càng rộng rãi.

Cá điêu hồng đã có mặt trong các siêu thị và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tôi tin mô hình này sẽ thành công và mở ra thêm một hướng đi mới để  người dân nơi đây phát triển kinh tế”.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Theo Quy Trình GAP Tại Ba Bể (Bắc Kạn) Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Theo Quy Trình GAP Tại Ba Bể (Bắc Kạn)

Ba Bể (Bắc Kạn) là một địa phương có thế mạnh về diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu nuôi thủy sản cho năng suất cao, tạo ra các loại cá sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với môi trường và khả năng đầu tư thâm canh của người dân trên địa bàn, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh đã xây dựng mô hình nuôi thử nghiệm cá rô phi thương phẩm tại huyện Ba Bể theo quy trình GAP bước đầu mang lại hiệu quả khả quan và mở ra triển vọng trong thực hiện mô hình.

09/02/2013
Gần 24% Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng Bị Thiệt Hại Ở Trà Vinh Gần 24% Diện Tích Nuôi Tôm Chân Trắng Bị Thiệt Hại Ở Trà Vinh

Trên địa bàn vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện: Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành (Trà Vinh) hiện có trên 200 hộ thả nuôi gần 76 triệu con tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 152 ha. Tuy mới vào vụ nuôi nhưng đã có 36 ha bị thiệt hại (24%), với lượng giống thả nuôi hơn 18 triệu con giống. Tôm nuôi bị chết đa phần do nhiễm bệnh đốm trắng. Đây là loại bệnh không có thuốc đặc trị và tôm chết thường ở giai đoạn 25 - 40 ngày tuổi, đã gây thiệt hại nặng người nuôi.

09/02/2013
Vú Sữa Lò Rèn Hoàng Kim Trên Đất Vĩnh Kim Vú Sữa Lò Rèn Hoàng Kim Trên Đất Vĩnh Kim

Lâu nay, nhắc đến vú sữa Lò Rèn, người ta nghĩ ngay đến địa danh Vĩnh Kim (xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Vậy mà, đi sâu tìm hiểu xuất xứ loại cây này, tuy có nhiều giai thoại nhưng giai thoại nào cũng cho biết vú sữa Lò Rèn không xuất phát từ Vĩnh Kim!

09/02/2013
Nuôi Rắn Mối Làm Giàu Nuôi Rắn Mối Làm Giàu

Những ngày cuối năm, trang trại rắn mối của chị Đinh Thị Kiều Hoa (thôn 3, xã Diên Phú, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) càng ăn nên làm ra, mỗi ngày thu về hàng chục triệu đồng. Có được kết quả này là nhờ con trai chị, một kỹ sư công nghệ thông tin đã mạnh dạn làm thêm nghề “tay trái”: nuôi rắn mối.

15/02/2013
Nghề Nuôi Rắn Ở Lào Cai Nghề Nuôi Rắn Ở Lào Cai

Với nhiều người, chỉ cần nghe đến rắn đã rợn tóc gáy, vậy mà nghề “đùa với tử thần” lại trở thành “cây cầu” giúp không ít người gây dựng được cơ nghiệp.

15/02/2013