Mua sắm công ưu tiên dùng hàng Việt

Có hàng Việt, không dùng hàng ngoại
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, trong những năm gần đây, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh khi mua sắm tài sản công đã ưu tiên dùng hàng Việt, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Theo đó, tất cả các cơ quan đã quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức khi mua sắm phải ưu tiên dùng hàng trong nước.
Đặc biệt, khi dùng tiền ngân sách mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động cơ quan phải mua hàng trong nước sản xuất, trừ trường hợp trong nước không sản xuất được mới được mua hàng hóa ngoại nhập.
Ban chỉ đạo CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” kiểm tra hoạt động đưa hàng Việt về Ba Tơ.
Theo báo cáo của Văn phòng UBND tỉnh, từ đầu năm đến nay đơn vị đã mua sắm hơn 100 triệu đồng tiền văn phòng phẩm phục vụ hoạt động.
Trong đó, toàn bộ các sản phẩm đều mua của các thương hiệu Việt Nam như giấy Bãi Bằng, bút bi Thiên Long; tủ đựng tài liệu, bàn ghế của Hòa Phát.
Hay như UBND huyện Sơn Hà đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn hưởng ứng tích cực Cuộc vận động bằng cách mua sắm công phải mua hàng Việt Nam, mua hàng ngoại nhập khi trong nước sản xuất được sẽ không thanh quyết toán.
Ông Phùng Tô Long – Chánh Văn phòng UBND huyện Sơn Hà cho biết, việc mua sắm công ưu tiên dùng hàng Việt Nam đã được văn phòng thực hiện triệt để.
Văn phòng chỉ mua sắm một số hàng hóa là thiết bị của nước ngoài khi trong nước không sản xuất được.
Thay đổi dần thói quen “sính ngoại”
Theo báo cáo của Sở Y tế, trong 9 tháng năm 2015, tình hình sử dụng thuốc chữa bệnh do Việt Nam sản xuất tại các bệnh viện đã tăng cao so với năm 2014 và chiếm 74% tổng số thuốc điều trị cho bệnh nhân.
Năm 2014, tỷ lệ này là 49%.
Ông Bùi Văn Long – Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: “Năm 2014, Sở Y tế xây dựng kế hoạch thuốc Việt Nam với tổng giá trị hơn 128 tỷ đồng, chiếm 49% so với tổng giá trị kế hoạch.
Theo kết quả lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc chữa bệnh trong năm này, thuốc Việt Nam trúng thầu với tổng giá trị hơn 102 tỷ đồng, chiếm 52%”.
Khi thuốc chữa bệnh do Việt Nam sản xuất đạt chất lượng, giá cả hợp lý được nhập về để phục vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hiệu quả, đã tạo niềm tin của người dân với thuốc chữa bệnh trong nước sản xuất, góp phần thay đổi thói quen dùng thuốc ngoại nhập của người dân.
Đối với Sở Công thương, ngoài việc chấp hành mua sắm công ưu tiên dùng hàng Việt, các bộ phận liên quan còn hưởng ứng cuộc vận động này bằng nhiều hoạt động thiết thực.
Trong đó, Trung tâm Khuyến công đã tổ chức các phiên chợ hàng Việt tại các vùng nông thôn, miền núi.
Mục đích giúp doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quảng bá sản phẩm hàng hóa của đơn vị mình, từng bước tiếp cận và xây dựng mạng lưới phân phối ở thị trường nông thôn, miền núi.
Đồng thời, giúp người dân có điều kiện được mua hàng Việt chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý, góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.
Tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng theo bà Nguyễn Thị Kim Hoa – Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, hàng Việt có cải tiến nhưng nhiều mặt vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng, mẫu mã, giá cả.
Vì vậy, để cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đạt kết quả, hiệu quả cao hơn, các nhà sản xuất phải nâng cao chất lượng, giảm giá thành.
Đồng thời, đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm, tự khẳng định sản phẩm trên thị trường, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm

Cụ thể, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 2 hộ thuộc thôn Giếng Êm, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn với tổng đàn gồm 700 con vịt, 475 con gà. Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, Chi cục Thú y tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo địa phương thực hiện tiêu hủy đàn gia cầm mắc bệnh, vệ sinh, tiêu độc khử trùng xung quanh ổ dịch. Như vậy, tính đến ngày 14/10, cả nước còn tỉnh Hòa Bình có dịch cúm gia cầm, tỉnh Quảng Nam có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày.

Bão số 10 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, riêng đối với lĩnh vực thủy sản hầu hết diện tích nuôi trồng đều bị ngập, trong đó có nhiều hộ bị mất trắng.

Sau thời gian triển khai các phần việc, phương án trong các chuỗi liên kết, sáng 15/10, Sở NN&PTNT Cà Mau tiến hành hội nghị "Liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất giống với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau".

Theo thống kê của Sở nông nghiệp - PTNT Đắk Nông thì tính đến nay, toàn tỉnh có trên 1.700 ha cây ăn trái, tăng 500 ha so với năm 2005. Tính riêng năm 2012, sản lượng đạt trên 11.280 tấn, tăng trên 5.500 tấn so với năm 2005.

Đến thời điểm này, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có trên 280 ha ao đầm nuôi tôm công nghiệp, với hơn 570 hộ thực hiện. Hiện nay, nhiều hộ dân đang bắt tay vào thu hoạch, năng suất bình quân 5 tấn/ha. Hiện giá tôm sú và tôm thẻ ở mức cao, hầu hết bà con đều có lợi nhuận khá.