Tập huấn phương pháp khuyến nông và kỹ thuật sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP
Học viên thăm và tìm hiểu về vùng nguyên liệu sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
Tại lớp tập huấn, học viên cùng với giảng viên trao đổi, chia sẻ về phương pháp khuyến nông hiện trường (FFS); kỹ thuật sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP; lợi ích của việc áp dụng VietGAP trong sản xuất chè...
Qua lớp tập huấn, học viên được học, trao đổi, thảo luận và thực hành tự hoàn thiện một bài giảng theo phương pháp FFS về chủ đề thực tế sản xuất tại địa phương; thực hành cách thu hoạch, bảo quản và vận chuyển sản phẩm chè đảm bảo theo tiêu chuẩn VietGAP tại nương chè.
Ngoài ra, học viên được giới thiệu thêm về các bước tiến hành để được chứng nhận VietGAP, các thủ tục cần thiết khi khiếu nại và giải quyết khiếu nại, một số phụ lục về tiêu chuẩn các loại chất có trong đất, nước… trong sản xuất chè theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Bên cạnh đó, học viên được tham quan thực tế nhà máy chè Ôlong tại xã Bản Bo (huyện Tam Đường), tìm hiểu về vùng sản xuất nguyên liệu chè, quy trình chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
Được cán bộ nhà máy giải đáp thắc mắc liên quan và thăm những gia đình tiêu biểu trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại địa phương.
Qua đó, học viên nắm và thực hành được cách làm theo phương pháp FFS, lấy người học làm trung tâm, từ đó chủ động hơn trong cách lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp khi tổ chức tập huấn tại cơ sở, hướng dẫn nông dân vùng chè phát triển sản xuất an toàn theo hướng VietGAP trên các vùng nguyên liệu phù hợp.
Tỉnh Lai Châu đã và đang quy hoạch, phát triển các vùng chè chất lượng cao tại các huyện có điều kiện phù hợp như Tân Uyên, Tam Đường, TP.Lai Châu nên việc tổ chức lớp tập huấn này rất phù hợp, nhằm cập nhật tiến bộ kỹ thuật, tiêu chuẩn cần thiết để cán bộ khuyến nông truyền đạt lại cho nông dân, từ đó áp dụng vào thực tế sản xuất.
Related news
Với mục đích hướng nông dân làm chủ quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm nông sản hàng hóa chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt của thị trường. Đồng thời, thay đổi tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ góp phần nâng cao giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân, từng bước cải thiện đời sống. Sau hơn hai năm phối hợp thực hiện, bước đầu mô hình này đã có những kết quả khả quan.
Sáng nay (30/10), tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám chủ trì hội nghị góp ý “Đề án thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn để xuất khẩu tại tỉnh Nam Định và Thái Bình”. Tham dự có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Nam Định và Thái Bình cùng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ.
Hiện nay, trên các cánh đồng chờ vào vụ mới, những người nuôi vịt tranh thủ chạy đồng theo cách truyền thống để giảm bớt nguồn thức ăn. Dù vất vả nhưng bù lại người nuôi thu lãi cao.
Sau khi làm chuồng trại bảo đảm theo tiêu chuẩn, an toàn tuyệt đối, được Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình kiểm tra, cấp giấy phép; tháng 7-2012 anh Bùi Thanh Tâm ở thôn Tây, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) ra huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa mua 100 con rắn hổ mang giống với giá 25 triệu đồng về nuôi.
Thế nhưng, cuộc sống ngày càng phát triển, người ta không còn chọn xích lô để làm phương tiện đi lại nên công việc của ông ngày càng khó khăn. Ông nói: “Lúc đó tôi muốn về quê, nhưng nghĩ lại, phải kiếm cái nghề gì đã. Rồi tôi theo mấy người bạn của mình đi học cách chăn nuôi bò, vì nghĩ về quê thì chăn nuôi là hợp lý nhất”. Sau những tháng ngày học hỏi và tích góp kiến thức cũng như kỹ thuật nuôi bò, ông Nông khăn gói về quê.