Không Phát Hiện Gạo Giả Tại Hà Nội
Chiều 5/4, Cục AT&VSTP (Bộ Y tế) đã công bố kết quả xét nghiệm gạo tại Hà Nội.
Theo đó, sau khi có thông tin gạo giả, Cục đã phối hợp với các cơ quan chức năng của Hà Nội kiểm tra cơ sở kinh doanh gạo Đức Thiện tại khu vực Tân Mai, quận Hoàng Mai, là nơi nghi ngờ có bán "gạo giả".
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn không phát hiện hiện hiện tượng bất thường về màu sắc và mùi vị của gạo. Qua xét nghiệm, 5 mẫu gạo của cơ sở này đều có các chỉ tiêu phù hợp với thành phần gạo Việt Nam. Cục AT&VSTP đã đề nghị Sở Y tế Hà Nội, Sở NN&PTNT và Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội tiếp tục tăng cường công tác thanh, kiểm tra về ATTP trên địa bàn.
Cùng ngày, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Phạm Đồng Quảng cho biết, Cục đã nhận được một mẫu và đã tiến hành kiểm tra. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt so với gạo thông thường. Cục Trồng trọt khẳng định, mẫu gạo đó không phải gạo giả.
Có thể bạn quan tâm
Nuôi ong lấy mật không phải là nghề mới ở Bắc Ninh. Trong nhiều năm qua, nghề này chưa có bước phát triển đáng kể bởi những người nuôi ong trong tỉnh chủ yếu vẫn nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Vài năm gần đây, diện tích vườn đồi, rừng và trang trại trồng trọt của tỉnh đã tăng lên đáng kể, cây cối phát triển xanh tươi, trong đó có nhiều loại cây là nguồn mật cho ong... Một số hộ nông dân tại các địa phương như Phật Tích, Việt Đoàn (Tiên Du), Nam Sơn (T.P Bắc Ninh) và Tân Lãng (Lương Tài)... đã biết tận dụng cơ hội phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao, trong khi chi phí đầu tư không lớn.
Nhiều năm đứng trên đất lúa ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp)... cây sen đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.
Từ đầu tháng 4 đến nay, giá tôm nguyên liệu ở tỉnh Cà Mau tăng mạnh. Tôm loại 1 cỡ 20 con/kg tăng từ 230.000 đồng/kg lên 250.000 đồng/kg. Tôm nguyên liệu loại 25 – 30 con/kg giá từ 180.000 đồng lên 220.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho biết, mô hình cánh đồng mía mẫu áp dụng cơ giới hóa được triển khai trong niên vụ mía 2013-2014 trên 40ha tại các xã Ea Ly (Sông Hinh) 10ha, Ea Chà Rang (Sơn Hòa) 10ha và Xuân Quang 1 (Đồng Xuân) 20ha.
Đến thăm mô hình trang trại trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật của hộ ông Hoàng Văn Tung, xóm Lý Nhân xã Bá Xuyên (T.X Sông Công - Thái Nguyên), chúng tôi cảm phục nghị lực và ý chí của người nông dân chăm chỉ này. Bằng sức lao động của chính mình, vợ chồng ông Tung đã xây dựng lên mô hình kinh tế hiệu quả cho doanh thu xấp xỉ 700 triệu đồng mỗi năm.