Tập Huấn Phòng Bệnh Cho Thanh Long
Trạm Bảo vệ thực vật Tp. Phan Thiết vừa tổ chức lớp tập huấn về phòng trừ ruồi đục trên quả thanh long cho 50 nông dân trên địa bàn xã Tiến Lợi, Tp. Phan Thiết.
Tại lớp tập huấn, các nông dân được hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ ruồi hại quả thanh long bằng cách sử dụng bả sinh học Ento-Pro. Đây là loại thức ăn ưa thích cho ruồi và một số côn trùng khác ở giai đoạn trưởng thành; trở thành chất dẫn dụ ruồi dạng sinh học, không gây độc cho nông sản, không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con khỏe con người. Nhờ vậy, giúp người trồng thanh long hạn chế thấp nhất tác hại của ruồi, đồng thời tăng năng suất và chất lượng trái thanh long.
Được biết, ruồi đục quả trên thanh long phát triển mạnh vào tháng 1 đến tháng 5, mật số cao vào tháng 9- 10.
Có thể bạn quan tâm
Những năm trở lại đây, giống Cà tím Nhật đang được nhiều nông dân ở huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng) trồng và phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm làm ra có chỗ đứng trên thị trường, tiêu thụ nhanh, ngoài ra còn xuất khẩu sang Nhật.
Nông dân huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đã xuống giống vụ thu đông được 10.919ha, vượt 30% so diện tích kế hoạch và tăng 30% so vụ thu đông năm 2012. Trong số này có hơn 3.000ha xuống giống ngoài lịch khuyến cáo.
Từ những hộ chuyên đánh bắt cá trong lòng hồ Dầu Tiếng, đời sống vốn rất bấp bênh, nhiều hộ tại xã Phước Ninh – huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) đã đi học hỏi kinh nghiệm và chuyển sang nuôi ba ba thương phẩm giúp cuộc sống ổn định hơn.
Nói về chuyện làm nông thì Hàm Thuận Bắc được xem là một trong những huyện trọng điểm về nông nghiệp của tỉnh. Mấy năm qua, một số mô hình khuyến nông được triển khai trên địa bàn huyện đã giúp nhiều nông dân tăng thêm hiệu quả trong sản xuất và chăn nuôi.
Không cam chịu cuộc sống nghèo khó, chú Đinh Tấn Hùng ở xóm Mái, xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn (Hòa Bình) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi lợn, gà. Mỗi năm cho chú thu lãi 80-90 triệu đồng.