Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Bò Vỗ Béo
Từ khi thành lập năm 2012 đến nay, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo tại xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An), đã phát huy hiệu quả. Một số hội viên (HV) nông dân (ND) nhờ số vốn mồi đã có điều kiện làm ăn, vươn lên trong cuộc sống.
Ông Trương Văn Nhơn, Tổ trưởng tổ chăn nuôi bò vỗ béo, ấp Long An, xã Long Trì, cho biết: Gia đình ông trước đây chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng thanh long. Sau đó, ông tận dụng trồng cỏ, kết hợp thanh long để tăng thu nhập gia đình.
Được Hội Nông dân xã xét cho vay 12 triệu đồng từ nguồn vốn của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) huyện Châu Thành, ông mua bò giống về nuôi, đến nay gia đình ông đã có 4 con bò. Thu nhập từ thanh long và chăn nuôi bò năm 2013 đã giúp ông đạt được danh hiệu nông dân sản xuất giỏi cấp huyện.
Tương tự ông Nhơn, gia đình ông Trương Văn Ngọc ở ấp Long An cũng được xét vay 12 triệu đồng. Để cải thiện cuộc sống gia đình, ông nuôi bò vỗ béo. Hiện tại, ông có 2 con bò, nếu bán ra cũng được một số vốn để trang trải cuộc sống gia đình.
Phó Chủ tịch Hội ND xã Long Trì-Phan Lê Thanh Xuân cho biết: Xuất phát từ tình hình thực tế địa phương, Hội Nông dân xã đã thành lập tổ chăn nuôi bò với 12 thành viên tham gia ở Chi hội ấp Long An. Vốn ban đầu được Phòng Giao dịch NHCSXH huyện hỗ trợ 150 triệu đồng, mua 15 con bò.
Đến nay, qua thời gian triển khai và khảo sát, đa số các thành viên tham gia đều trả lãi phân kỳ đúng thời hạn và sử dụng vốn vay đúng mục đích. Từ 15 con bò ban đầu đến nay tăng lên 24 con với giá trị 360 triệu đồng.
Nhằm giúp HVND an tâm chăn nuôi, phát triển sản xuất, Hội Nông dân xã phối hợp cùng Hội Nông dân huyện tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò cho các thành viên. Bên cạnh đó, các thành viên nếu gặp khó khăn, thắc mắc trong quá trình chăn nuôi bò, có thể liên hệ trực tiếp với cán bộ thú y xã để được hỗ trợ. Hướng tới, Hội Nông dân xã tiếp tục nhân rộng mô hình này đến các ấp trong xã.
Ngoài ra, tại xã còn thành lập Tổ Liên kết sản xuất trồng thanh long kết hợp đu đủ; Tổ Liên kết phun, xịt thuốc, cắt thanh long, tạo việc làm cho HVND trong xã. Hiện nay, qua ủy thác Phòng Giao dịch NHCSXH huyện, Hội đang quản lý số tiền gần 3 tỉ đồng, xét cho 277 hộ vay từ các chương trình,… không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn của nông dân mà còn giúp các hộ gia đình nhất là gia đình nghèo, cận nghèo có điều kiện sản xuất.
Có thể bạn quan tâm
Nếu nuôi gà đẻ lấy giống theo truyền thống thì cứ 1.000 gà mái phải cần tới trên 120 con gà trống.
Hàng chục lồng cá chép giòn, cá lăng và cá diêu hồng đem lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng hàng năm cho nông dân Hưng Yên.
Ông Nguyễn Xuân Hùng, Gia Lâm, Hà Nội nuôi giun quế để bán giun thành phẩm, phân sạch và dịch nhầy để làm giàu.
Mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ Biofloc được nhiều nước trên thế giới áp dụng rất phổ biến, tại Việt Nam từ năm 2018 các địa phương giáp biển đều áp dụng
Đây là mô hình có tiềm năng phát triển theo hướng bền vững, mở ra hướng phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.