Tập Huấn Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Tôm Càng Xanh
Trung tâm Giống thủy sản An Giang vừa tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh theo quy trình nước trong hở kết hợp Ozone và thảo dược Diệp hạ châu”.
40 học viên được trang bị những kiến thức cơ bản về các đặc tính sinh học, sinh lý sinh sản, các bệnh phổ biến và cách phòng trị cho tôm càng xanh; thực hành thực tế trên tôm giống, kỹ thuật chăm sóc giống tôm trong từng giai đoạn phát triển, để có tỷ lệ sống cao và chất lượng nhất. Các học viên còn được tham quan thực tế mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao, với những giai đoạn phát triển: Trứng, ấu trùng, tôm post - giai đoạn tôm thành phẩm xuất xưởng.
Có thể bạn quan tâm
Những tháng gần đây, hàng trăm “thợ săn” từ các tỉnh phía Nam đổ về tỉnh Thừa Thiên- Huế tìm bắt loài địa sâm (dân địa phương gọi là giun biển) để cung cấp cho thương lái bán sang Trung Quốc. Mỗi kg giun tươi thương lái thu mua tại chỗ giá 50 ngàn đ. Mỗi ngày bình quân một “thợ săn” kiếm được trên chục kg.
Bà Thức cho biết, vì trồng thử nên bà không quan tâm lắm đến việc phòng trị bệnh cho ớt, nhưng tính toán lại, tổng cộng diện tích bờ ruộng khoảng 2 công, cả vụ ít nhất cũng thu hoạch được 200kg ớt/công, hiện giá bán là 20.000 đồng/kg, bà sẽ thu về hơn 10 triệu đồng. Bà Thức chia sẻ “Hôm vừa rồi trồng mùa thuận thì thấy trái dữ lắm, giá 15 ngàn/kg trở lên thì thấy có ăn”.
Ngày nay, xu hướng sản xuất theo hướng an toàn đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong vấn đề an toàn thực phẩm. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các khả năng nhiễm bẩn thực phẩm, an toàn cho người tiêu thụ.
Việc thâm canh tăng vụ thời gian qua luôn tiềm ẩn nguy cơ sản sinh nhiều loại dịch hại trên đồng ruộng. Theo nhiều nông dân, từ đầu mùa khô đến nay, trên nhiều cánh đồng trong tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện chuột cắn phá với tình hình căng thẳng hơn các năm trước.
Mùa mưa năm nay đến muộn hơn nên lịch xuống giống các cây trồng cạn ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ chủ yếu sử dụng nước mưa như cây bắp lai, cây đậu đều bị chậm lại. Những trà bắp tỉa đón mưa tại khu vực này mọc không đều, bị chết cây, héo lá; việc bón phân định kỳ không thực hiện được.