Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ theo VietGAP
Đây là nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên của Trung tâm Khuyến nông. Hằng năm Trung tâm tổ chức các lớp tập huấn để hướng dẫn cho nông dân về các mô hình sản xuất nông nghiệp để bà con tiếp cận học hỏi và áp dụng.
Tham dự lớp tập huấn có đã có 30 học viên là cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên cơ sở từ 03 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre.
Nội dung chính của lớp tập huấn tập trung hướng dẫn về: Phương pháp và kỹ năng hoạt động khuyến nông; Kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ theo VietGAP; Những hiểu biết cơ bản, các yêu cầu, quy định bắt buộc về hồ sơ, thủ tục, biểu mẫu… khi thực hành nuôi tôm theo quy phạm VietGAP (do cán bộ của tổ chức chứng nhận VietGAP – VINACERT phụ trách).
Theo phương pháp đào tạo lấy học viên làm trung tâm, lớp được chia thành 04 tổ để các học viên trong nhóm cùng nhau thảo luận các vấn đề được giảng viên gợi ý, qua đó tạo được không khí học tập sinh động và giúp học viên thể hiện tính chủ động hơn trong quá trình đào tạo huấn luyện.
Kết thúc khóa học, ban tổ chức tổ chức kiểm tra để đánh giá kết quả tiếp thu của học viên và lấy ý kiến góp ý của các học viên qua các phiếu đánh giá để ban tổ chức rút kinh nghiệm về công tác tổ chức trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Trồng tiêu thất bại, chị Dơn đã đầu tư trồng nấm, nhờ kiên trì chăm sóc cây nấm chị trả được hết nợ cũ và thu nửa tỷ đồng mỗi năm.
Nhờ vào nuôi gà thả trên đồng lấy trứng mà doanh thu của cơ sở này lên tới trên 2.200 tỷ mỗi năm.
Mỗi năm, sầu riêng cho ông Hùng lợi nhuận trên 4 tỷ đồng, gấp nhiều lần trồng điều. Ông Hùng cũng là người đầu tiên đứng lên thành lập HTX
Trong những năm qua, nghề trồng cam sành đã giúp nhiều hộ dân ở H.Trà Ôn (Vĩnh Long) phát triển kinh tế gia đình, một số hộ vươn lên thành tỉ phú.
Từ Gia Lai, ông Nguyễn Duy Đô (52 tuổi, ở xã Kon Gang, H.Đăk Đoa) lặn lội ra Nghệ An mua giống cam Vinh mọng nước rồi đem về trồng thử nghiệm đạt hiệu quả cao