Tập huấn kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ theo VietGAP
Đây là nhiệm vụ khuyến nông thường xuyên của Trung tâm Khuyến nông. Hằng năm Trung tâm tổ chức các lớp tập huấn để hướng dẫn cho nông dân về các mô hình sản xuất nông nghiệp để bà con tiếp cận học hỏi và áp dụng.
Tham dự lớp tập huấn có đã có 30 học viên là cán bộ khuyến nông và khuyến nông viên cơ sở từ 03 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre.
Nội dung chính của lớp tập huấn tập trung hướng dẫn về: Phương pháp và kỹ năng hoạt động khuyến nông; Kỹ thuật nuôi tôm sú, tôm thẻ theo VietGAP; Những hiểu biết cơ bản, các yêu cầu, quy định bắt buộc về hồ sơ, thủ tục, biểu mẫu… khi thực hành nuôi tôm theo quy phạm VietGAP (do cán bộ của tổ chức chứng nhận VietGAP – VINACERT phụ trách).
Theo phương pháp đào tạo lấy học viên làm trung tâm, lớp được chia thành 04 tổ để các học viên trong nhóm cùng nhau thảo luận các vấn đề được giảng viên gợi ý, qua đó tạo được không khí học tập sinh động và giúp học viên thể hiện tính chủ động hơn trong quá trình đào tạo huấn luyện.
Kết thúc khóa học, ban tổ chức tổ chức kiểm tra để đánh giá kết quả tiếp thu của học viên và lấy ý kiến góp ý của các học viên qua các phiếu đánh giá để ban tổ chức rút kinh nghiệm về công tác tổ chức trong thời gian tới.
Related news
Ngày 2-10, tại xã Tứ Cường (Thanh Miện, Hải Dương), Trung tâm Ứng dụng thiết bị khoa học (Sở Khoa học và công nghệ) đã tổ chức hội thảo đầu bờ về mô hình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học Biof xử lý môi trường ao nuôi cá rô phi lai xa. Tham gia mô hình có 31 hộ ở 3 xã: Tứ Cường (Thanh Miện), Hồng Thái (Ninh Giang), Thất Hùng (Kinh Môn) với tổng diện tích mặt nước 11 ha.
Cá tra Việt Nam vừa tăng lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng thủy sản yêu thích tại Mỹ nhưng người nuôi cá chưa hết lao đao. Phương pháp cho ăn gián đoạn đang được khuyến cáo để giúp người nuôi vượt qua giai đoạn khó khăn này...
Đó là ông Nguyễn Tác Tân - Trưởng thôn Vị Hạ, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ông Tân đã bàn bạc với 134 hộ nông dân trong thôn Vị Hạ xây dựng mô hình "Tổ hợp tác áp dụng cơ giới hoá tổng hợp trong sản xuất lúa". Mô hình có quy mô diện tích 26 ha.
Nuôi ba ba chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, kỹ thuật nuôi đơn giản, ít dịch bệnh nhưng mang lại hiệu quả kinh tế lại khá cao. Đó là nhận định của những hộ dân nuôi ba ba xã Cần Đăng (Châu Thành – An Giang). Đây được xem là một trong những mô hình thoát nghèo hiệu quả của địa phương…
Từ năm 2010, hồ thủy điện Sơn La bắt đầu tích nước. Khai thác tiềm năng mặt nước lòng hồ này, bà con ven hồ xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Đây là tín hiệu tốt để nhân dân ven hồ, bao gồm bà con các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên phát huy lợi thế 214 km2 mặt nước hồ thủy điện Sơn La để phát triển kinh tế gia đình.