Tập Huấn Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Trong 3 ngày (từ 19 - 21/8/2012), Tại hội trường Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu đã phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học”. Có 30 học viên là những hộ chăn nuôi vịt ở xã Phong Thạnh Đông, huyện Giá Rai dự học.
Đây là lớp học thứ 5 nằm trong Dự án phát triển chăn nuôi thuỷ cầm an toàn sinh học do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì trong 3 năm (2011 -2013).
Nội dung khóa tập huấn tập trung vào những quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện đảm bảo trại chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học như: xây dựng trại chăn nuôi; chất lượng con giống, thức ăn, nước uống; chăm sóc, vệ sinh thú y, các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; chăn nuôi kết hợp vịt cá; phát hiện bệnh kịp thời và cách phòng trị một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi quy mô nhỏ.
Khóa tập huấn giúp bà con nắm được những kỹ thuật cơ bản để áp dụng vào chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng thu nhập, giảm thiểu tối đa việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng, xóa dần tập quán chăn nuôi truyền thống, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 28-6, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Minh Trí chủ trì họp khẩn cùng các cơ quan chức năng TP rà soát, triển khai các biện pháp phòng chống dịch heo tai xanh đang “nóng” ở một số vùng của các tỉnh lân cận TP.

Ba Chẽ là một trong những huyện khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh, với trên 79,8% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số. Người dân trong huyện chủ yếu làm nông nghiệp, chăn nuôi và trồng rừng. Không cam chịu cái nghèo khó đeo đẳng, nhiều gia đình ở Ba Chẽ đã vươn lên tìm hướng thoát nghèo. Một trong những hướng đó là nuôi lợn rừng.

Được sự hỗ trợ của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh Bình Định, Công ty TNHH Thuận Nông và HTXNN Nhơn An, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn) đã xây dựng và thực hiện liên minh sản xuất (LMSX) lúa giống xác nhận bền vững, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực…

Những hộ dân của ấp Tân Hòa A (xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) là một vùng đất bưng biền, hoang hóa đã không đầu hàng số phận, tìm được cách làm giàu trên mảnh đất cằn cỗi của mình bằng mô hình: Trồng sen gương (sen lấy hạt non), kết hợp nuôi cá

Ông bà ta thường có câu "muốn giàu thì nuôi cá" quả thật không sai. Chúng tôi tìm đến nhà chú Nguyễn Văn Dừa sau đoạn đường khoảng 4 km cách UBND xã Tân Lập I, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.