Chiêm ngưỡng gà Đông Tảo có vẩy, móng rồng quý hiếm
Mỗi ngày, tại trang trại của ông Miền thu hút hàng chục lượt khách đến thăm quan, mua gà. “Đây là loài gà quý, khó nhân giống nên số lượng nuôi không nhiều, vì vậy có nhiều khách có tiền đến mua cũng chỉ được ngắm rồi về không”- ông Miền tiết lộ.
Ông Miền cho biết, hiện tại trang trại của ông đang có trên 100 con gà Đông Tảo, trong đó gà thuộc dòng “độc” quý hiếm có khoảng 3 con. Đặc biệt, có 1 con chân vảy, móng rồng được nhiều khách trả 30 triệu đồng nhưng ông chưa bán mà để lại nhân giống.
Anh Đinh Văn Tường - một khách mua gà nhận xét: “Đây là con gà quý hiếm, có mẫu mã đẹp, thân cao, trường, chân vảy, móng rồng, nếu bỏ 30 triệu đồng mà mua được cũng rất xứng đáng”.
Gà quý có chân to vảy, móng rồng…
....thân cao trường...
…Đầu, mào mẫu mã đẹp
Gà quý được ghép nuôi với 2 gà mái để nhân giống.
Ông Miền trao đổi kinh nghiệm nuôi gà quý với khách tham quan.
Do gà quý được ông Miền giữ làm giống nên phần lớn các khách đến thăm quan chỉ mua được gà giống con.
Chuồng nuôi, luyện gà quý được trồng nhiều cây xanh bóng mát, thoáng khí, giúp gà phát triển nhanh, khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm khắc phục những hạn chế, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, nâng cao hiệu quả nghề nuôi tôm nước lợ phục vụ chế biến xuất khẩu, Tiền Giang đang đưa vào áp dụng thành công một số mô hình mới: Nuôi tôm sú kết hợp tôm thẻ, nuôi tôm thẻ kết hợp cá rô phi, tôm + lúa... tại các vùng nuôi trọng điểm ven biển Gò Công.
Sau mỗi đêm ra khơi đánh bắt, ngư dân có thu nhập vài triệu đồng. Những ngày gần đây, nhiều ngư dân đánh bắt gần bờ xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế liên tục trúng mực cơm.
Ngành nông nghiệp tỉnh sẽ khuyến cáo bà con giảm dần diện tích trồng hành ở mức độ hợp lý để đảm bảo cung cầu. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết, trước thực trạng sản phẩm hành tím Vĩnh Châu gặp khó khăn đầu ra trong 2 niên vụ liên tiếp gần đây nhất, tỉnh sẽ có kế hoạch tổ chức lại sản xuất vùng này trong các niên vụ sắp tới.
Những ngày qua, hàng trăm nông dân ở xã Long Vĩnh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) rơi vào cảnh “dở khóc, dở cười” khi mà khoảng 60 ha ớt hiểm được trồng trong vụ ớt năm nay cho hoa nhiều hơn trái!
Xuất phát từ nhu cầu trồng trọt bằng giống cây sạch bệnh, chất lượng cao nên việc ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô thực vật cung cấp cho nông dân đang trở thành xu hướng phát triển ở nhiều tỉnh, thành. Tại Bình Thuận, Trung tâm Thông tin & Ứng dụng KHCN Bình Thuận (Sở Khoa học - Công nghệ) hiện là đơn vị đi đầu và làm chủ công nghệ nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật.