Tập Huấn Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Trong 3 ngày (từ 19 - 21/8/2012), Tại hội trường Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu đã phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học”. Có 30 học viên là những hộ chăn nuôi vịt ở xã Phong Thạnh Đông, huyện Giá Rai dự học.
Đây là lớp học thứ 5 nằm trong Dự án phát triển chăn nuôi thuỷ cầm an toàn sinh học do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì trong 3 năm (2011 -2013).
Nội dung khóa tập huấn tập trung vào những quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện đảm bảo trại chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học như: xây dựng trại chăn nuôi; chất lượng con giống, thức ăn, nước uống; chăm sóc, vệ sinh thú y, các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; chăn nuôi kết hợp vịt cá; phát hiện bệnh kịp thời và cách phòng trị một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi quy mô nhỏ.
Khóa tập huấn giúp bà con nắm được những kỹ thuật cơ bản để áp dụng vào chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng thu nhập, giảm thiểu tối đa việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng, xóa dần tập quán chăn nuôi truyền thống, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất tại địa phương.
Related news

Với kinh nghiệm 15 năm về nuôi và kinh doanh cá nước ngọt, mới đây anh Trần Danh Tựa, thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã thực hiện thành công mô hình ương giống cá rô phi đơn tính, mang lại lợi nhuận khá cao...

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

Tình trạng đình trệ thi công nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Phú Thọ đang khiến hàng trăm hộ nông dân của vùng nguyên liệu trồng sắn rơi vào cảnh bấp bênh khi thiếu đầu ra tiêu thụ.

Theo lãnh đạo UBND xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), trên địa bàn xã có 11 hộ ở ấp 5 bị tình trạng “bắp không hạt” với diện tích gần 4 hécta.

Những năm gần đây, nông dân xã Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Huỳnh Văn Chiến ở ấp Tân Luông A.