Tập huấn bồi dưỡng kỹ năng khuyến nông và kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP
Lớp tập huấn nhằm cung cấp cho các học viên các kiến thức cơ bản về phương pháp khuyến nông lấy học viên làm trung tâm và các quy phạm VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng, quản lý chi phí từ khâu đầu vào đến khâu đầu ra, có nhật ký ghi chép cho từng vụ nuôi, so sánh rút kinh nghiệm cho vụ nuôi tiếp theo, nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu những sản phẩm an toàn.
Ngoài việc học lý thuyết và thực hành trên lớp, các học viên còn được đi tham quan thực tế tại ao nuôi tôm đang áp dụng quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng theo VietGAP ở xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, từ đó giúp các học viên hiểu rõ và nắm vững hơn về từng nội dung đã được học.
Khóa học kết thúc đã mang đến cho học viên những kiến thức cơ bản, nội dung rất thiết thực, giúp các học viên nâng cao kiến thức và kinh nghiệm trong việc nuôi tôm, góp phần phát triển nuôi tôm bền vững tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi lươn của ông Nguyễn Thành Trung, thường gọi là ông Chín Trung ở phường 6, thành phố Tân An đã được Trạm Khuyến nông thành phố Tân An chọn làm địa điểm để bà con nông dân đến tham quan và học tập kinh nghiệmm

Bao lần thất bại tới “liêu xiêu” nhưng tỷ phú nông dân Trương Văn Trị ( xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) vẫn luôn tin vào một điều duy nhất: Mình có thể!

Một trong những vấn đề mà người nuôi tôm nước lợ quan tâm hàng đầu là chất lượng nước cấp vào ao nuôi vì đây là yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của tôm.

Năm 2015, Khánh Hòa tiếp tục khảo nghiệm các giống lúa chịu hạn cho kết quả rất khả quan. Đây là cơ sở để các địa phương phát triển các giống lúa thích nghi với điều kiện sản xuất khi hạn hán xảy ra.

Thay vì sản xuất kiểu “mùa nào thứ ấy”, hiện nay nông dân nhiều nơi đã áp dụng thành công kỹ thuật tạo ra sản phẩm rau quả trái vụ, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.