Tạo Thế, Lực Cho Ngành Nông Nghiệp
Cũng như các tỉnh Tây Nguyên, nền sản xuất nông nghiệp của Đắk Nông phát triển đa dạng và tương đối toàn diện với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Theo đó, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp tạo thế và lực cho ngành Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững, nhằm mở ra hướng đi mới.
Những thành tựu nổi bật
Theo đánh giá thì tỉnh hiện đã có một nền nông nghiệp phát triển đa dạng và tương đối toàn diện trên các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng của ngành tăng từ 7,93% trong năm 2012 lên đạt 9,2 %, giá trị thu nhập trên 1 ha đất canh tác đạt 45 triệu đồng, tăng 2 triệu đồng so với năm ngoái.
Về trồng trọt, tổng sản lượng lương thực đạt 386.419 tấn, bằng 109% kế hoạch và tăng hơn 39.400 tấn so với năm trước. Sản lượng cây công nghiệp cũng tăng rõ rệt, trong đó, sản lượng cà phê đạt 210.000 tấn, tăng hơn 5.000 tấn so với năm 2012, sản lượng mủ cao su tươi hơn 19.500 tấn, tăng hơn 6.000 tấn so với năm ngoái.
Lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận duy trì tổng đàn gia súc, gia cầm, không để dịch bệnh lớn phát sinh, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng cao.
Điều đáng nói nhất là hiện nay, toàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình sản xuất đa cây, đa con, sản xuất gắn liền với kinh doanh, dịch vụ. Nhiều mô hình sản xuất theo hướng an toàn, sạch, kết hợp ứng dụng công nghệ cao đã và đang thử nghiệm đạt được những kết quả khá tốt như: mô hình trồng cam Cara tại xã Đắk P’lao (Đắk Glong), mô hình trồng măng tây xanh tại huyện Đắk Song, Tuy Đức. Thêm vào đó, các cây công nghiệp cũng được nông dân và doanh nghiệp địa phương chú trọng đầu tư như mô hình tiêu được trồng theo hướng an toàn, cà phê được đầu tư để tái canh với khoảng 500ha...
Ngoài ra, nông dân và doanh nghiệp của tỉnh cũng đang thực hiện mô hình trồng cây dược liệu quy mô hơn 24 ha với các loại cây như: đinh lăng lá nhỏ, kim ngân hoa, ý dĩ, khổ sâm tại xã Đắk Ha và Quảng Sơn (Đắk Glong), mô hình chăn nuôi heo theo hướng an toàn sinh học tại xã Đắk Sin (Đắk R’lấp)…
Nhiều hộ gia đình nông dân sớm biết vận dụng khoa học - kỹ thuật và nhạy bén với cơ chế thị trường đã nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển từ sản xuất độc canh sang sản xuất kinh doanh, tổng hợp cho thu nhập cao…
Đẩy mạnh quy hoạch, thúc đẩy sản xuất phát triển
Năm 2012, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết Nghị quyết số 39/2012/NQ-HĐND về việc quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020. Mục đích nhằm cụ thể hóa định hướng quy hoạch sử dụng đất của cả nước phân bổ cho tỉnh, làm cơ sở để bố trí việc sử dụng đất chi tiết đến năm 2020, đáp ứng nhu cầu đất đai phát triển các ngành có nhu cầu, mục đích dân sinh và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Trên cơ sở quy hoạch đất, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, tỉnh đã chỉ đạo thực hiện việc sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường, cải tạo độ phì nhiêu của đất, phát triển kết cấu hạ tầng làm tăng giá trị của đất, bảo đảm đa dạng sinh học, tạo hệ sinh thái bền vững, bảo đảm an ninh lương thực và độ che phủ rừng để bảo vệ môi trường đến năm 2020.
Cùng với việc thực hiện công tác quy hoạch đất đai thì địa phương còn ưu tiên nguồn vốn để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, những năm qua, tỉnh hỗ trợ hơn 100 tỷ đồng cho 60 đề án khuyến công, phát triển công nghiệp nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2008 - 2013. Riêng năm 2013, kinh phí hỗ trợ chương trình này khoảng 10 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn trên, các cấp, ngành đã tập trung thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật như xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật công nghệ mới, hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại tập trung vào một số lĩnh vực chế biến nông sản, sản xuất máy chế biến nông sản và sửa chữa máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, các hoạt động tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng và đăng ký thương hiệu, tham dự hội chợ triển lãm hàng năm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực cũng được chú trọng.
Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất hàng hóa và tiêu thụ nông sản có kết quả, thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh sẽ tăng cường phối hợp với các ngành, địa phương thực hiện tốt quy hoạch sản xuất nông nghiệp.
Căn cứ điều kiện, lợi thế của mỗi địa phương, ngành chuyên môn sẽ định hướng cho người dân lựa chọn phát triển các đối tượng cây trồng cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Đồng thời, ngành cũng đổi mới cơ chế quản lý trong sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, xây dựng chính sách khuyến khích việc gắn kết giữa sản xuất nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến, qua đó, góp phần tạo thế và lực cho nền nông nghiệp của tỉnh phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Lộc Ninh (Bình Phước) hiện có 3.648 ha tiêu, chiếm khoảng 30% diện tích, gần 40% sản lượng của cả tỉnh. Theo kế hoạch, trong năm 2014, năng suất vườn tiêu ở Lộc Ninh đạt khoảng 32,25 tạ/ha. Để hoàn thành kế hoạch sản lượng 10.929 tấn, Lộc Ninh đang thực hiện ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nhất là trong thời điểm hiện nay - thời kỳ các vườn tiêu đang ra hoa, đậu trái.
Ngoài ra, thời điểm này, nhiều loại trái cây như: chôm chôm, thanh long, xoài... cũng đang vào mùa thu hoạch rộ với giá bán khá thấp, làm ảnh hưởng đến giá trái cóc, nhất là khi thời gian qua có nhiều nhà vườn đã phát triển diện tích trồng làm nguồn cung cóc trái tăng.
Những năm gần đây, cam mật, cam xoàn ít bị bệnh, năng suất cao nên nhà vườn đang khôi phục và mở rộng diện tích trồng cây này. Hiện toàn huyện trồng khoảng 300ha cây cam mật, cam xoàn. Mỗi công cam cho thu nhập từ 10-50 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Người dân xã Thanh Hối chuẩn bị đón vụ bưởi mới đầy hứa hẹn. Ảnh: ông Phạm Văn Mão (bên trái), xóm Tân Hương, xã Thanh Hối giới thiệu về kỹ thuật trồng, chăm sóc giống bưởi đỏ.
Con cá này được quán Bến Sông (phường Mỹ Long) mua để chế biến bán, nhưng sau đó một khách hàng ở TP. Rạch Giá (Kiên Giang) thương lượng mua lại nguyên con còn sống giá 4 triệu đồng.