Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội

Tạo Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội
Ngày đăng: 22/11/2014

Là huyện trọng điểm về phát triển KT – XH, QP – AN của tỉnh, huyện Điện Biên có 25 xã (trong đó 12 xã biên giới), 463 thôn, bản và 154km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.

Địa giới hành chính rộng, song công tác quản lý đất đai một thời gian bị buông lỏng, nhiều vấn đề tồn tại qua nhiều năm dẫn đến phát sinh tranh chấp, khiếu kiện sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất.

Trước tình hình đó, Huyện ủy Điện Biên đã triển khai Chỉ thị 15-CT/HU ngày 13/9/2012 về tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai và được cả hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở xác định là nhiệm vụ quan trọng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Nhờ đó, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn đã cải thiện đáng kể. Nhiều vụ việc sai phạm được giải quyết kịp thời, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) được quan tâm, chú trọng; thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thực hiện đúng quy định pháp luật, được sự đồng thuận, đánh giá cao của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

Theo ông Lò Văn Phương, Bí thư Huyện ủy Điện Biên: Để việc thực hiện Chỉ thị 15 đạt hiệu quả cao, trước hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của tỉnh, huyện về quản lý, sử dụng đất.

Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, triển khai giám sát, giải quyết có hiệu quả đối với đơn thư kiến nghị, khiếu nại tố cáo của người dân trong lĩnh vực đất đai theo đúng thẩm quyền. Nhất là trong quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, hoạt động khai thác khoáng sản, xử lý vi phạm về xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc, xóa bỏ lò gạch, lò vôi thủ công...

Là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nên quá trình thực hiện Chỉ thị 15 được UBND huyện Điện Biên gắn với việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Theo đó, huyện ưu tiên quỹ đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở và bố trí các khu dân cư hợp lý.

Quy hoạch sử dụng đất hàng năm được thực hiện kịp thời, không chỉ giúp đánh giá sát thực tế tình hình quản lý và thực hiện ở từng cấp mà còn góp phần chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, làm cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Trong 2 năm (2012 – 2013) huyện Điện Biên đã thu hồi gần 2,4 triệu m2 đất ở, đất nông nghiệp, đất vườn, đất đồi núi để thực hiện các dự án phát triển KT – XH. Ngoài giải phóng mặt bằng 26 dự án với tổng kinh phí 52,5 tỷ đồng, huyện còn phê duyệt 22 phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư với kinh phí trên 36 tỷ đồng.

Điển hình như: dự án xây dựng tuyến đường vành đai biên giới Pom Lót – Núa Ngam – Huổi Puốc, đường Noong Luống – Pa Thơm (bổ sung tuyến nhánh), công trình Trạm hạ thế C2 xã Thanh Yên, dự án xử lý sạt lở quốc lộ 279, phương án xây dựng khu tái định cư và Trạm Y tế xã Mường Nhà...

Trong 2 năm qua, huyện có 2.368 GCNQSDĐ đã được thẩm định, duyệt hồ sơ và cấp. Hiện nay, huyện Điện Biên đang phối hợp với các ban ngành chức năng thẩm định, duyệt hồ sơ để cấp GCNQSDĐ tại 6 xã: Thanh Xương, Núa Ngam, Noong Luống, Hẹ Muông, Nà Tấu và Thanh Nưa.


Có thể bạn quan tâm

Gần 60.000ha Lúa ĐBSCL Đang Bị Nhiễm Rầy Hại Lúa Gần 60.000ha Lúa ĐBSCL Đang Bị Nhiễm Rầy Hại Lúa

Hiện có gần 60.000ha lúa Đông Xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long đang bị nhiễm rầy, đặc biệt là rầy nâu trưởng thành.

19/03/2013
Nhà Vườn Lo Lắng Vì Sâu, Bệnh “Lạ” Gây Hại Cây Trái Nhà Vườn Lo Lắng Vì Sâu, Bệnh “Lạ” Gây Hại Cây Trái

Sâu, bệnh “lạ” tấn công vườn cây có múi và thanh long hiện đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng lây lan nhanh ở Tiền Giang. Nhiều diện tích bị thiệt hại nặng, gây thất thu hàng tỷ đồng cho nhà vườn.

18/07/2013
Mở Rộng Mô Hình Nuôi Cá Kết Hợp Sản Xuất Lúa Ở Nông Cống (Thanh Hóa) Mở Rộng Mô Hình Nuôi Cá Kết Hợp Sản Xuất Lúa Ở Nông Cống (Thanh Hóa)

Trong các năm vừa qua, nông dân nhiều xã trên địa bàn huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã phát huy tiềm năng, lợi thế vùng đồng sâu trũng xây dựng các mô hình trang trại nuôi cá nước ngọt kết hợp sản xuất lúa cho hiệu quả kinh tế cao.

22/03/2013
Phát Triển Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Dê Núi Ở Lạng Sơn Phát Triển Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Dê Núi Ở Lạng Sơn

Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường, người nông dân nói chung và nông dân Lạng Sơn nói riêng đã linh hoạt hơn trong việc lựa chọn những mô hình kinh tế phù hợp để vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Trong đó, anh Hoàng Văn Nam, hội viên nông dân ở thôn Bản Háu, xã Tràng Phái, huyện Văn Quan đã tận dụng điều kiện tự nhiên để chăn nuôi dê rất hiệu quả, từ đó thực hiện ý tưởng vươn lên làm giàu.

23/03/2013
Bất Lực Nhìn Cá Chết Hàng Loạt Bất Lực Nhìn Cá Chết Hàng Loạt

Liên tiếp những ngày qua, nhiều người dân nuôi cá bè tại vịnh Mân Quang, P. Thọ Quang, TP Đà Nẵng thấp thỏm như ngồi trên lửa bởi cá chết hàng loạt, tính ra thiệt hại mỗi ngày khoảng 50 triệu đồng. Lại một lần nữa vấn đề quy hoạch vùng nuôi thủy sản an toàn được đặt ra với một TP biển như Đà Nẵng.

18/07/2013