Tạo Điều Kiện Phát Triển Kinh Tế, Xã Hội
Là huyện trọng điểm về phát triển KT – XH, QP – AN của tỉnh, huyện Điện Biên có 25 xã (trong đó 12 xã biên giới), 463 thôn, bản và 154km đường biên giới giáp nước bạn Lào, với cửa khẩu quốc tế Tây Trang và cửa khẩu quốc gia Huổi Puốc.
Địa giới hành chính rộng, song công tác quản lý đất đai một thời gian bị buông lỏng, nhiều vấn đề tồn tại qua nhiều năm dẫn đến phát sinh tranh chấp, khiếu kiện sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất.
Trước tình hình đó, Huyện ủy Điện Biên đã triển khai Chỉ thị 15-CT/HU ngày 13/9/2012 về tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất đai và được cả hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở xác định là nhiệm vụ quan trọng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Nhờ đó, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn đã cải thiện đáng kể. Nhiều vụ việc sai phạm được giải quyết kịp thời, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) được quan tâm, chú trọng; thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai thực hiện đúng quy định pháp luật, được sự đồng thuận, đánh giá cao của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.
Theo ông Lò Văn Phương, Bí thư Huyện ủy Điện Biên: Để việc thực hiện Chỉ thị 15 đạt hiệu quả cao, trước hết phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của tỉnh, huyện về quản lý, sử dụng đất.
Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo, triển khai giám sát, giải quyết có hiệu quả đối với đơn thư kiến nghị, khiếu nại tố cáo của người dân trong lĩnh vực đất đai theo đúng thẩm quyền. Nhất là trong quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, hoạt động khai thác khoáng sản, xử lý vi phạm về xây dựng nhà ở, công trình kiến trúc, xóa bỏ lò gạch, lò vôi thủ công...
Là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nên quá trình thực hiện Chỉ thị 15 được UBND huyện Điện Biên gắn với việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Theo đó, huyện ưu tiên quỹ đất cho sản xuất nông, lâm nghiệp, xây dựng hạ tầng cơ sở và bố trí các khu dân cư hợp lý.
Quy hoạch sử dụng đất hàng năm được thực hiện kịp thời, không chỉ giúp đánh giá sát thực tế tình hình quản lý và thực hiện ở từng cấp mà còn góp phần chấn chỉnh kịp thời các vi phạm, làm cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Trong 2 năm (2012 – 2013) huyện Điện Biên đã thu hồi gần 2,4 triệu m2 đất ở, đất nông nghiệp, đất vườn, đất đồi núi để thực hiện các dự án phát triển KT – XH. Ngoài giải phóng mặt bằng 26 dự án với tổng kinh phí 52,5 tỷ đồng, huyện còn phê duyệt 22 phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư với kinh phí trên 36 tỷ đồng.
Điển hình như: dự án xây dựng tuyến đường vành đai biên giới Pom Lót – Núa Ngam – Huổi Puốc, đường Noong Luống – Pa Thơm (bổ sung tuyến nhánh), công trình Trạm hạ thế C2 xã Thanh Yên, dự án xử lý sạt lở quốc lộ 279, phương án xây dựng khu tái định cư và Trạm Y tế xã Mường Nhà...
Trong 2 năm qua, huyện có 2.368 GCNQSDĐ đã được thẩm định, duyệt hồ sơ và cấp. Hiện nay, huyện Điện Biên đang phối hợp với các ban ngành chức năng thẩm định, duyệt hồ sơ để cấp GCNQSDĐ tại 6 xã: Thanh Xương, Núa Ngam, Noong Luống, Hẹ Muông, Nà Tấu và Thanh Nưa.
Related news
Để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cá tra, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của vùng ĐBSCL, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn giao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước nhanh chóng triển khai việc cho vay với lãi suất ưu đãi cho chăn nuôi và thủy sản. Tuy nhiên, đến thời điểm này nguồn vốn ưu đãi vẫn còn "xa tầm với" của doanh nghiệp (DN) và người nuôi cá. Vẫn khó tiếp cận vốn
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương, Công an, Tài chính, Thông tin và Truyền thông tăng cường phối hợp, có biện pháp xử lý nghiêm để ngăn chặn tình trạng nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Ông Nguyễn Thành Nhơn ở thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên gắn bó với nghề nuôi tôm hùm gần 20 năm với bao thăng trầm, nay đã trở thành tỷ phú.
Xuất hiện ở thị trấn Nông trường Trần Phú (Văn Chấn, Yên Bái) từ năm 1991, giờ đây chăn nuôi thuỷ đặc sản ba ba đang trở thành một nghề mang lại thu nhập tiền tỷ. Nhiều gia đình ở đây có thu nhập vài trăm triệu đồng/năm, xây dựng được nhà cửa khang trang cũng là nhờ nuôi ba ba.
Với những lợi thế về giá, khả năng kháng chịu dịch bệnh tốt, tận dụng được nguồn thức ăn tại chỗ, thị trường tiêu thụ rộng và ổn định, mô hình nuôi heo rừng bán hoang dã ở thôn Trung Nghĩa, xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng đang giúp nhiều hộ nông dân có thu nhập hàng tỷ đồng một năm.