Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo điều kiện để nông dân giỏi ở lại sản xuất

Tạo điều kiện để nông dân giỏi ở lại sản xuất
Ngày đăng: 23/11/2015

Thưa ông, làm nông nghiệp hàng hoá, sản phẩm có chất lượng đồng đều không chỉ để cạnh tranh trong nước, mà đòi hỏi phải có diện tích sản xuất đủ lớn để xuất khẩu.

Nhưng việc giao đất "bổ đầu" như hiện nay có lẽ đang ảnh hưởng tới quá trình tích tụ ruộng đất để làm ăn lớn?

- Hiện nay, chính sách đất đai có rất nhiều thay đổi.

Chủ trương chia đều đất cho người cày, giữ đất lúa bằng mọi giá đã được điều chỉnh.

Đến nay, Bộ NNPTNT đã khuyến khích nông dân đa dạng hoá sản xuất để tăng thu nhập.

Tuy nhiên, quá trình tích tụ ruộng đất vẫn không diễn ra đủ mạnh.

Cần phải có chiến lược cho sản xuất nông nghiệp để tạo thu nhập cho nông dân.

Theo tôi, quá trình tập trung hoá đất đai, mở rộng quy mô sản xuất phải song song với việc rút lao động ra.

Phải tạo thêm việc làm từ ngành nghề phi nông nghiệp, tạo thu nhập ổn định cho nông dân thì tích tụ ruộng đất mới vững chắc được.

Việc này vượt ngoài phạm vi của ngành nông nghiệp, đòi hỏi công tác tái cơ cấu toàn bộ nên kinh tế của Việt Nam.

Ông có nghĩ vấn đề đất đai là nguyên nhân khiến làn sóng đầu tư vào nông nghiệp thấp?

- Trong công tác tập trung ruộng đất, bản thân việc tăng quy mô đất đai chưa đảm bảo tăng hiệu quả sản xuất nếu chúng ta không xây dựng được đội ngũ nông dân chuyên nghiệp.

Hiện nay, cung cách khuyến nông, đào tạo nghề, tổ chức nông dân chưa có bước chuyển rõ rệt để hình thành đội ngũ nông dân chuyên nghiệp.

Đây là việc phải tiến hành bài bản.

Một điểm quan trọng nữa là trong quá trình này phải tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và tạo ra việc làm mới phi nông nghiệp, hỗ trợ tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất.

Bộ NNPTNT đã thúc đẩy mạnh việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao.

Ông thấy cần phải làm gì để vừa khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, vừa cân bằng lợi ích với nông dân?

- Trong điều kiện như tôi vừa nói: Công nghiệp và dịch vụ chưa thu hút lao động ra khỏi nông nghiệp thì muốn hay không, một lực lượng lớn lao động nông thôn vẫn phải tìm việc làm và sinh kế từ sản xuất nông nghiệp.

" Khi làm TCC, nhiều người có xu hướng đi vào ngành hàng, bỏ cây này lấy cây khác, thay con này bằng con khác để tăng sản xuất, tăng thu nhập.

Cách làm đó không giải quyết được tận gốc vấn đề.

Cái chính là phải phát triển theo chiều sâu, kể cả với những ngành hàng có lợi thế hay có tiềm năng”. TS Đặng Kim Sơn

Vì thế, tôi không ủng hộ chủ trương đưa các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn vào trực tiếp tham gia sản xuất vật nuôi và cây trồng.

Đặc biệt, không nên thu hút doanh nghiệp nước ngoài vào các lĩnh vực đó.

Chúng ta nên dành đất đai, dành việc làm và tạo thu nhập cho nông dân.

Điều này cũng đúng với lý thuyết về kinh tế.

Tổ chức sản xuất vật nuôi, cây trồng tốt nhất là kinh tế hộ.

Hộ gia đình là đối tượng có động lực, khả năng quản lý và làm tốt nhất để chăm sóc các đối tượng sinh vật sống trên đồng ruộng.

Còn dù là hợp tác xã kiểu cũ hay tổ chức doanh nghiệp thuê mướn lao động như công nhân nông nghiệp thì chắc chắn hiệu quả sẽ kém đi.

Doanh nghiệp chỉ nên đầu tư vào khâu đầu, cung cấp vật tư thiết bị máy móc, nước… và đầu ra từ sơ chế, bảo quản, đặc biệt là chế biến, rồi tiêu thụ, phân phối.

Nói như ông, có nghĩa là để triển khai Đề án TCC nông nghiệp có hiệu quả, thì phải xuất phát và gắn liền với việc TCC nền kinh tế nói chung ở nước ta?

- Cho đến nay, công tác TCC chung toàn nền kinh tế có vẻ chưa thực sự ăn nhập với công tác TCC nông nghiệp.

Đề án TCC nông nghiệp tập trung vào các mũi đột phá là khoa học công nghệ, tổ chức thể chế, thu hút doanh nghiệp vào nông thôn… Làm tốt các công tác này sẽ thay đổi bản chất của hệ thống sản xuất nông nghiệp.

Hai cách đặt vấn đề TCC nền kinh tế và TCC nông nghiệp là vênh nhau – một bên là tấn công, một bên là phòng ngự.

Theo tôi, muốn tạo động lực cho nông nghiệp lúc này, phải TCC nền kinh tế theo chiến lược phát triển công nghiệp, phát triển dịch vụ, bố trí kết cấu hạ tầng… Có như thế mới tiếp sức, tiếp tay để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp.

Xin cảm ơn ông!


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Trồng Bắp Lai Thương Phẩm Ở Phước Đại Mô Hình Trồng Bắp Lai Thương Phẩm Ở Phước Đại

Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.

31/07/2013
Thu Hoạch Ốc Hương Bằng Máy Thu Hoạch Ốc Hương Bằng Máy

Vụ mùa năm nay, gia đình anh nuôi 1,7 sào ốc hương. Sau 5 tháng, anh thu hoạch hơn 2 tấn ốc, trị giá gần 200 triệu đồng. Anh thu hoạch ốc bằng máy hút ốc, tránh được thất thoát từ 30- 40% và giảm được công lao động. Đây là một mô hình mới thu hoạch ốc hương bằng việc đưa cơ giới vào sản xuất góp phần phát triển nông thôn mới.

31/07/2013
Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Nuôi Cá Lăng Nha Đuôi Đỏ Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Nuôi Cá Lăng Nha Đuôi Đỏ

Trong một vài năm trở lại đây, mô hình cá lăng nha đuôi đỏ nuôi trong bè nổi tại các hồ lớn, hồ thủy điện… trong tỉnh Dak Lak đã chứng tỏ được giá trị kinh tế của loài cá đặc sản được xếp bậc nhất trong họ cá da trơn trên dòng sông Mê Kông.

31/07/2013
Khuyến Khích Nông Dân Thả Tôm Nuôi Dứt Điểm Để Tránh Dịch Bệnh Khuyến Khích Nông Dân Thả Tôm Nuôi Dứt Điểm Để Tránh Dịch Bệnh

Thực hiện lịch thời vụ trong nuôi trồng thủy sản, trong tháng 7/2013 ở Bạc Liêu, nông dân đã tập trung thả giống hơn 96.830ha, nâng tổng diện tích tôm nuôi đến nay lên hơn 124.590ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp khoảng 11.570ha, còn lại là diện tích nuôi quảng canh, hoặc quảng canh cải tiến kết hợp với các loại thủy sản khác như: cá, cua...

31/07/2013
Cây Dâu, Con Tằm Nội Địa Cây Dâu, Con Tằm Nội Địa "Lên Ngôi"

Nếu như trước đây 90% giống dâu, tằm có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ thì nay người trồng dâu, nuôi tằm trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã chuyển sang nuôi trồng giống dâu, tằm nội địa. Giống dâu, tằm này do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông lâm nghiệp Lâm Đồng (TTNCTNNLN) nghiên cứu và đưa vào sản xuất đại trà thời gian gần đây.

31/07/2013