Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Nuôi Gà Thịt Trên Nền Đệm Lót Sinh Học

Hiệu Quả Nuôi Gà Thịt Trên Nền Đệm Lót Sinh Học
Ngày đăng: 11/11/2014

Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư vừa phối hợp với Trạm Khuyến nông TP Quy Nhơn tổ chức hội thảo mô hình nuôi gà thịt trên nền đệm lót sinh học (ĐLSH). Tham gia mô hình có 5 hộ ở các phường: Nhơn Phú, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân; mỗi hộ nuôi từ 500 con đến 1.000 con gà, tổng số 3.000 con, với mật độ chuồng 500 con/50 m2.

Ngoài diện tích chuồng có ĐLSH, còn quây rào một sân vườn xung quanh chuồng gà với diện tích nhất định cho gà chạy nhảy để tăng cường trao đổi chất, sức đề kháng và nâng cao chất lượng thịt.

Các hộ tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật, trọng tâm là: chọn giống gà nuôi, làm chuồng, làm ĐLSH, thức ăn và kỹ thuật cho ăn, nước uống, vệ sinh phòng bệnh...

So với kỹ thuật nuôi gà thông thường, điểm nhấn trong kỹ thuật nuôi gà trên nền ĐLSH là tạo một lớp đệm lót chuồng, qua đó giảm thiểu mùi hôi, ruồi muỗi, công quét dọn chuồng, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe người chăn nuôi cùng cộng đồng dân cư. ĐLSH là hỗn hợp gồm: trấu hoặc mùn cưa + chế phẩm men BALASA.NO1.

Cách làm chế phẩm men và tạo đệm lót như sau: Trộn đều 1 kg men BALASA.NO1 với 5-7 kg bột bắp hoặc cám gạo, tưới vào hỗn hợp này khoảng 2,5-3,2 lít nước sạch và trộn đều, sau đó cho hỗn hợp vào túi hoặc thùng đem để chỗ ấm ủ trong 2-3 ngày. Trấu hoặc mùn cưa được rải đều trên nền chuồng với độ dày từ 10-15 cm. Rải đều chế phẩm men lên bề mặt đệm lót rồi dùng tay xoa nhẹ cho men trộn đều vào lớp mặt là được.

Chi phí trung bình 1 m2 ĐLSH khoảng 13.000 đồng. Chú ý thường xuyên cào trộn nhẹ lớp mặt đệm lót (không cào sâu đến nền chuồng) cho tơi xốp và thoáng khí để vi sinh vật hoạt động phân giải tốt, không để đệm lót bị ẩm ướt trong suốt thời gian nuôi.

Sau gần 4 tháng thực hiện (từ tháng 7 đến tháng 10.2014) các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mô hình đều đạt khá cao: Tỉ lệ nuôi sống bình quân 92,1%; trọng lượng bình quân 1,68 kg. Với giá bán từ 52.000đ đến 60.000đ/kg, trừ chi phí sản xuất, 5 hộ nuôi gà có lãi 20,36 triệu đồng.

Mặc dù việc sử dụng ĐLSH sẽ làm tăng một phần chi phí nuôi gà so với bình thường, nhưng có ưu điểm là tỉ lệ nuôi sống cao, đảm bảo vệ sinh môi trường, sức khỏe người nuôi và cộng đồng, rất phù hợp với chăn nuôi quy mô nhỏ tại nông hộ, góp phần phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn vệ sinh phòng bệnh, hiệu quả, bảo vệ môi trường.

Nguồn bài viết: http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=30974


Có thể bạn quan tâm

Việt Nam Tiếp Tục Được Phép Xuất Khẩu Mật Ong Sang EU Việt Nam Tiếp Tục Được Phép Xuất Khẩu Mật Ong Sang EU

Theo Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công Thương), ngày 31/7/2013, Tổng vụ Nông nghiệp của Ủy ban châu Âu (EC) đã có thông báo về việc công nhận bản kế hoạch quản lý dư lượng các chất trong mật ong xuất khẩu của Việt Nam.

09/08/2013
Phát Triển Giống Gà Lai Siêu Trứng Phát Triển Giống Gà Lai Siêu Trứng

Sau gần 2 năm nuôi thử nghiệm thành công tại Việt Nam, Công ty TNHH Ba Huân và các doanh nghiệp, trang trại nuôi gà đẻ khu vực phía Nam vừa ký hợp tác cung cấp, sản xuất giống gà đẻ thương phẩm Hy – Line.

09/08/2013
Sốt Với Cây Hồ Tiêu Sốt Với Cây Hồ Tiêu

Những năm gần đây, hồ tiêu là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Giá hồ tiêu luôn ở mức cao khiến nhiều hộ đua nhau mở thêm diện tích. Người chặt bỏ vườn cà phê, người tìm mọi cách phá rừng để lấy đất trồng hồ tiêu. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo song người dân không mấy để tâm. “Cơn sốt” này được dự báo là sẽ đi kèm với nhiều rủi ro khó lường.

09/08/2013
Trồng Nấm Rơm Lợi Nhuận Cao Trồng Nấm Rơm Lợi Nhuận Cao

Giá nấm rơm tươi được thương lái thu mua tại chỗ là 24.000 đồng/kg và luộc là 40.000 đồng/kg, đã thu hút khá nhiều nông dân tham gia chất nấm sau khi thu hoạch lúa Hè thu. Huyện Long Mỹ (Hậu Giang) được xem là nơi có nhiều hộ trồng nấm rơm trong tỉnh và những hộ này đã thu được lợi nhuận khá cao.

09/08/2013
Sản Lượng Rau Các Loại Đạt Gần 8 Nghìn Tấn Sản Lượng Rau Các Loại Đạt Gần 8 Nghìn Tấn

Trong đó, chủ yếu là su su 1.500 tấn, bắp cải 700 tấn và sản lượng đậu, đỗ, một số loại rau địa phương như cải xoong, khởi tử, cải địa phương...

09/08/2013