Triển Vọng Của Mô Hình Nuôi Lợn Hương

Mô hình nuôi lợn hương được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (Sở NN&PTNT) đưa vào nuôi thí điểm tại một số hộ dân ở huyện Đông Triều. Đây là mô hình chăn nuôi có triển vọng sẽ mang lại năng suất, hiệu quả cao.
Theo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh, lợn hương có đặc điểm gần giống với lợn Móng Cái, thân ngắn tròn, thịt chắc, lông dài, đuôi nhỏ, mõm thuôn dài, bốn chân nhỏ và chắc, giữa trán có đốm trắng, đầu và gốc lưng đuôi khoang đen đặc trưng. Lợn hương trưởng thành có trọng lượng khoảng 40kg, tối đa đạt 140kg.
Thời gian nuôi từ 5-6 tháng, lợn có thể đẻ 2 lứa/năm, tỷ lệ thịt nạc cao, đạt 70%, thích hợp để nuôi ở các vùng trung du, miền núi. Vì vậy, ngay từ năm 2013, Trung tâm KN-KN đã nghiên cứu tìm hiểu và đánh giá lợn hương có thể nuôi và phát triển được trên địa bàn tỉnh. Bước sang năm 2014, Trung tâm đã đăng ký mua 18 con lợn giống của Trung tâm Giống và Cây trồng, vật nuôi tỉnh Cao Bằng để đem về thí điểm nuôi trên địa bàn.
Trung tâm KN-KN đã chọn địa bàn huyện Đông Triều để đưa mô hình lợn hương vào nuôi thí điểm. Theo đánh giá, Đông Triều là địa bàn có truyền thống trong phát triển chăn nuôi, nhiều hộ dân có kinh nghiệm và điều kiện cơ sở vật chất phù hợp. Trung tâm lựa chọn 6 hộ gia đình ở xã Kim Sơn để nuôi, các gia đình được hỗ trợ 100% con giống, 50% kinh phí vật tư, thuốc phòng bệnh và tập huấn kỹ thuật.
Anh Đăng Văn Vận, thôn Nhuệ Hổ, xã Kim Sơn (Đông Triều), một trong số những hộ tham gia mô hình nuôi lợn hương cho biết: Vào đầu tháng 8 vừa qua, anh được chọn tham gia mô hình nuôi lợn hương. Theo anh, giống lợn này thấp hơn so với lợn địa phương, đặc biệt là ăn rất nhiều loại rau khác nhau, thông thường thức ăn chủ yếu là cám công nghiệp, ngô và ăn các chất tạp khác. Sau 3 tháng nuôi, hiện lợn của anh phát triển tốt, trung bình mỗi con cân nặng khoảng 40kg.
Anh Nguyễn Đình Duẩn, cán bộ kỹ thuật Trung tâm KN-KN cho biết: Kỹ thuật nuôi lợn hương về cơ bản tương đồng với lợn địa phương, nhưng chuồng nuôi phải khô ráo, đủ ấm, đảm bảo thoáng mát mùa hè, ấm về mùa đông, nhiệt độ thích hợp từ 18-20 độ C.
Về chất lượng và sản phẩm thịt lợn hương có giá cao trên thị trường, trung bình khoảng 250.000 đồng/kg. Đặc biệt lợn hương thường ăn các loại cây, rau dược liệu nên thịt rất ngon, thường được dân sành ăn ví như thịt cầy hương. Lợn nuôi theo cách này, thường có giá rất cao khoảng 600.000 đồng/kg.
Ở tỉnh ta hiện nay, mô hình nuôi lợn hương mới được thí điểm đầu tiên tại Đông Triều, tuy nhiên qua một thời gian thực hiện cho thấy, lợn hương có tiềm năng và thuận lợi rất lớn để phát triển và nhân rộng. Mô hình nuôi lợn hương hứa hẹn sẽ là hướng đi mới cho ngành chăn nuôi tỉnh ta góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp vào thành công cho chương trình xây dựng nông thôn mới.
Nguồn bài viết: http://baoquangninh.com.vn/kinh-te/201411/trien-vong-cua-mo-hinh-nuoi-lon-huong-2248006/
Có thể bạn quan tâm

Nhiều năm đứng trên đất lúa ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp)... cây sen đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Từ đầu tháng 4 đến nay, giá tôm nguyên liệu ở tỉnh Cà Mau tăng mạnh. Tôm loại 1 cỡ 20 con/kg tăng từ 230.000 đồng/kg lên 250.000 đồng/kg. Tôm nguyên liệu loại 25 – 30 con/kg giá từ 180.000 đồng lên 220.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho biết, mô hình cánh đồng mía mẫu áp dụng cơ giới hóa được triển khai trong niên vụ mía 2013-2014 trên 40ha tại các xã Ea Ly (Sông Hinh) 10ha, Ea Chà Rang (Sơn Hòa) 10ha và Xuân Quang 1 (Đồng Xuân) 20ha.

Đến thăm mô hình trang trại trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật của hộ ông Hoàng Văn Tung, xóm Lý Nhân xã Bá Xuyên (T.X Sông Công - Thái Nguyên), chúng tôi cảm phục nghị lực và ý chí của người nông dân chăm chỉ này. Bằng sức lao động của chính mình, vợ chồng ông Tung đã xây dựng lên mô hình kinh tế hiệu quả cho doanh thu xấp xỉ 700 triệu đồng mỗi năm.

Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi hươu của gia đình ông Nguyễn Đức Hải ở xóm Chùa, xã Thống Nhất. Gia đình ông là một trong 3 hộ đầu tiên áp dụng mô hình nuôi hươu trên địa bàn xã. Ông Hải cho biết: Trước đây, gia đình cũng chăn nuôi lợn thả vườn. Song công việc chăn nuôi lợn vất vả, giá thức ăn tăng cao mà giá bán, đầu ra không ổn định nên ông quyết tâm chuyển đổi sang nuôi hươu.