Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tạo cơ nghiệp từ cây mãng cầu Xiêm

Tạo cơ nghiệp từ cây mãng cầu Xiêm
Ngày đăng: 23/09/2015

Gia đình anh Gạo có 4 nhân khẩu, trước đây canh tác 6,5 công đất lúa, do đất bị nhiễm phèn nên năng suất thấp, cuộc sống gia đình gặp không ít khó khăn.

Là hội viên nông dân, anh Gạo thường xuyên tham gia sinh hoạt Hội và được dự các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật phục vụ sản xuất nông - ngư nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật canh tác cây mãng cầu Xiêm, đã giúp anh có thêm động lực, niềm tin để chuyển đổi cây trồng.

Anh Lê Văn Gạo đang chăm sóc vườn mãng cầu Xiêm.

Sau khi nắm vững kỹ thuật, kết hợp tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình của những người đi trước, anh Gạo đã mạnh dạn lên liếp toàn bộ diện tích đất canh tác của gia đình để trồng mãng cầu Xiêm.

Trong quá trình trồng, anh Gạo luôn tuân thủ đúng quy trình, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, từ việc trồng bình bát, ghép bo mãng cầu đến khâu chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, rồi việc thụ phấn để cây cho trái...

Nhờ vậy, chỉ 2 năm sau, vườn mãng cầu của anh đã bắt đầu cho trái. Tuân thủ hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, anh Gạo không để nhiều trái chiến như một số nông dân đã làm, mà chỉ để mỗi cây từ 1 - 2 trái.

Đến năm thứ 3 anh mới để cây cho nhiều trái. Với cách làm này, vườn mãng cầu Xiêm của anh luôn xanh tốt, cây trái xum xuê.

Anh Gạo cho biết, mỗi năm thu hoạch bình quân 15 tấn trái, bán  được giá từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, anh thu lãi từ 150 - 170 triệu đồng.

Nhờ vậy, anh có điều kiện chăm lo con cái học hành, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi trong gia đình.

Qua tích lũy từ thu nhập mãng cầu, anh Gạo mua thêm 3 công đất và tiếp tục trồng loại cây ăn trái này. Hiện nay, vườn mãng cầu mới cũng đã cho trái ổn định.

Không chỉ làm giàu cho gia đình, với kinh nghiệm thực tế, cộng với kiến thức tiếp thu qua dự các lớp tập huấn do ngành Nông nghiệp huyện tổ chức, anh Gạo đã không ngần ngại truyền đạt, hướng dẫn lại cho những hộ trồng mãng cầu Xiêm trong ấp và tất cả đều thành công.

Giờ đây, khu vườn của anh Gạo là nơi thường xuyên lui tới của các đoàn tham quan đến từ các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Hậu Giang, TP. Cần Thơ... Không dừng lại ở đó, anh Gạo hiện còn là thành viên của Tổ hợp tác mãng cầu Xiêm xã Tân Phú, tham gia dự án trồng mãng cầu Xiêm theo tiêu chuẩn VietGAP.

Một điều đáng ghi nhận khác là sau khi nỗ lực vượt khó, đời sống kinh tế gia đình ổn định, anh Gạo đã sẵn lòng chia sẻ với bà con nghèo khó trong ấp, với số tiền giúp đỡ lên đến 10 triệu đồng. Hàng năm, vào mỗi dịp tết, anh Gạo đều đóng góp 10 phần quà cùng với chính quyền, đoàn thể chăm lo tết cho người nghèo.

Nỗ lực vượt khó, làm giàu chính đáng cùng tấm lòng quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người nghèo của anh Lê Văn Gạo rất đáng trân trọng và xứng đáng được biểu dương tại Hội nghị điển hình tiên tiến huyện Tân Phú Đông lần thứ II, giai đoạn 2011 - 2015.


Có thể bạn quan tâm

Bí Quyết Bí Quyết "Hái Ra Tiền" Từ Khu Vườn Nhỏ

Tiếp nối nghề truyền thống của cha ông, anh Ngô Văn Nhợi (xã Hải Tân, huyện Hải Hậu, Nam Định) đã phát triển nghề trồng hoa, cây cảnh và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

08/05/2014
Nông Dân Trà Vinh Lại Ồ Ạt Bỏ Lúa Chuyển Sang Cam Sành Nông Dân Trà Vinh Lại Ồ Ạt Bỏ Lúa Chuyển Sang Cam Sành

Bất chấp sự vận động, khuyến cáo của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay nhiều người hộ dân ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh tiếp tục đổ xô lên liếp trên đất lúa để trồng cây cam sành.

26/05/2014
Dân Thu Hàng Trăm Triệu Đồng Từ “Cánh Đồng Tôm” Dân Thu Hàng Trăm Triệu Đồng Từ “Cánh Đồng Tôm”

“Cánh đồng tôm” là tên mà người dân Cà Mau thường gọi cho mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến. Tuy là mô hình mới nhưng năng suất khá cao, có rất nhiều nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

08/05/2014
Thuận Lợi Đầu Vụ Hè Thu Thuận Lợi Đầu Vụ Hè Thu

Vụ lúa hè thu được xem là vụ lúa sản xuất chính trong năm, thời tiết tương đối thuận lợi, chi phí đầu tư sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, bà con nên gieo sạ đúng theo hướng dẫn lịch thời vụ và cơ cấu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thời tiết và các loại sâu bệnh gây ra. Đặc biệt, tránh thu hoạch lúa vào tháng 9 - thời điểm mưa nhiều, khó bảo quản và tiêu thụ lúa như các năm trước đây.

26/05/2014
Nông Dân Thu Lãi Khá Nông Dân Thu Lãi Khá

Vụ sản xuất Đông Xuân (ĐX) năm 2013-2014, huyện Tuy Phước triển khai thực hiện 24 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất lúa với tổng diện tích 1.120 ha, trong đó có gần 600 ha liên kết sản xuất lúa giống, năng suất đạt 80,3 tạ/ha, tăng 8,8 tạ/ha so với năng suất bình quân chung. 100% số hộ tham gia liên kết sản xuất lúa giống trên CĐML đều thu lợi nhuận khá.

26/05/2014