Tạo cơ nghiệp từ cây mãng cầu Xiêm

Gia đình anh Gạo có 4 nhân khẩu, trước đây canh tác 6,5 công đất lúa, do đất bị nhiễm phèn nên năng suất thấp, cuộc sống gia đình gặp không ít khó khăn.
Là hội viên nông dân, anh Gạo thường xuyên tham gia sinh hoạt Hội và được dự các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật phục vụ sản xuất nông - ngư nghiệp, đặc biệt là kỹ thuật canh tác cây mãng cầu Xiêm, đã giúp anh có thêm động lực, niềm tin để chuyển đổi cây trồng.
Anh Lê Văn Gạo đang chăm sóc vườn mãng cầu Xiêm.
Sau khi nắm vững kỹ thuật, kết hợp tham quan, học tập kinh nghiệm mô hình của những người đi trước, anh Gạo đã mạnh dạn lên liếp toàn bộ diện tích đất canh tác của gia đình để trồng mãng cầu Xiêm.
Trong quá trình trồng, anh Gạo luôn tuân thủ đúng quy trình, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, từ việc trồng bình bát, ghép bo mãng cầu đến khâu chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, rồi việc thụ phấn để cây cho trái...
Nhờ vậy, chỉ 2 năm sau, vườn mãng cầu của anh đã bắt đầu cho trái. Tuân thủ hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, anh Gạo không để nhiều trái chiến như một số nông dân đã làm, mà chỉ để mỗi cây từ 1 - 2 trái.
Đến năm thứ 3 anh mới để cây cho nhiều trái. Với cách làm này, vườn mãng cầu Xiêm của anh luôn xanh tốt, cây trái xum xuê.
Anh Gạo cho biết, mỗi năm thu hoạch bình quân 15 tấn trái, bán được giá từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, anh thu lãi từ 150 - 170 triệu đồng.
Nhờ vậy, anh có điều kiện chăm lo con cái học hành, xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm đầy đủ tiện nghi trong gia đình.
Qua tích lũy từ thu nhập mãng cầu, anh Gạo mua thêm 3 công đất và tiếp tục trồng loại cây ăn trái này. Hiện nay, vườn mãng cầu mới cũng đã cho trái ổn định.
Không chỉ làm giàu cho gia đình, với kinh nghiệm thực tế, cộng với kiến thức tiếp thu qua dự các lớp tập huấn do ngành Nông nghiệp huyện tổ chức, anh Gạo đã không ngần ngại truyền đạt, hướng dẫn lại cho những hộ trồng mãng cầu Xiêm trong ấp và tất cả đều thành công.
Giờ đây, khu vườn của anh Gạo là nơi thường xuyên lui tới của các đoàn tham quan đến từ các tỉnh Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Hậu Giang, TP. Cần Thơ... Không dừng lại ở đó, anh Gạo hiện còn là thành viên của Tổ hợp tác mãng cầu Xiêm xã Tân Phú, tham gia dự án trồng mãng cầu Xiêm theo tiêu chuẩn VietGAP.
Một điều đáng ghi nhận khác là sau khi nỗ lực vượt khó, đời sống kinh tế gia đình ổn định, anh Gạo đã sẵn lòng chia sẻ với bà con nghèo khó trong ấp, với số tiền giúp đỡ lên đến 10 triệu đồng. Hàng năm, vào mỗi dịp tết, anh Gạo đều đóng góp 10 phần quà cùng với chính quyền, đoàn thể chăm lo tết cho người nghèo.
Nỗ lực vượt khó, làm giàu chính đáng cùng tấm lòng quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ người nghèo của anh Lê Văn Gạo rất đáng trân trọng và xứng đáng được biểu dương tại Hội nghị điển hình tiên tiến huyện Tân Phú Đông lần thứ II, giai đoạn 2011 - 2015.
Related news

Từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng tại các vùng nuôi trồng thủy sản trong cả nước. Trung bình hàng năm, dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại.

Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu (An Giang) vừa tổ chức trình diễn mô hình “Nuôi cá còm” tại hộ ông Lâm Vĩnh Gia (ấp 1, xã Vĩnh Xương). Trên diện tích 200m2 đất ao và theo sự hướng dẫn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông thị xã, ông Gia thả nuôi 1.300 con cá còm giống.

Từ khi dự án nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai hoàn thành, tuyến đê ven sông Ba Lai được đưa vào sử dụng, một số hộ dân sinh sống ven tuyến đê xã Thành Triệu (Châu Thành, Bến Tre) đã tận dụng khoảng đất trên mặt đê và hành lang bảo vệ đê để trồng rau màu, chuối, đu đủ và cây lâu năm.

Hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Mới (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, việc nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều hộ dân thực hiện, vì hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với cách nuôi truyền thống.

Là địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa, nông dân tại xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã có sáng kiến làm quy trình sản xuất nấm rơm ngoài trời theo một quy trình khép kín. Thay vì đốt rơm rạ như trước kia một cách lãng phí, thì nay bà con nông dân tận dụng ngay nguồn rơm để làm nấm.