Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Đào Tạo Nghề Cho LĐNT Ở Mường Ảng

Hiệu Quả Đào Tạo Nghề Cho LĐNT Ở Mường Ảng
Ngày đăng: 21/06/2013

Mường Ảng là 1 trong 4 huyện được thụ hưởng Nghị quyết 30a của Chính phủ với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế của huyện chủ yếu là nông - lâm nghiệp, với khoảng 90% lao động nông nghiệp.

Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được huyện đặc biệt quan tâm. Bằng nhiều giải pháp sát thực, đến nay, trên 75% lao động nông thôn sau khi học nghề có việc làm và tăng thu nhập từ nghề đã học, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho địa phương.

Để triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 hiệu quả, ngay từ khi bắt đầu thực hiện, cấp ủy, chính quyền huyện Mường Ảng đã chỉ đạo quyết liệt từ khâu điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng cũng như nhu cầu học nghề gắn với tuyên truyền chủ trương, chính sách ưu việt của Đảng, Nhà nước khi thực hiện Đề án 1956. Từ đó giúp người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nếp nghĩ cần học nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, tăng thu nhập.

Huyện đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động và xác định trúng đối tượng trọng tâm tuyên truyền; xác định nhóm ngành nghề đào tạo phù hợp với điều kiện từng địa phương. Nhóm nghề nông nghiệp được nhiều học viên lựa chọn, như: kỹ thuật trồng, quản lý dịch hại trên cây cà phê, trồng và khai thác rừng, chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gia cầm, lợn; sản xuất rau an toàn... Sau 3 năm thực hiện Đề án (2010 – 2012), toàn huyện đã đào tạo nghề cho 1.846 lao động nông thôn.

Thông qua việc mở lớp dạy nghề, xây dựng các mô hình khuyến nông – khuyến ngư đã dần nâng cao năng lực, nhận thức cho cán bộ, nhân dân trên địa bàn trong việc ứng dụng KHKT vào sản xuất, từng bước tiếp cận thị trường, chuyển dần từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế.

Lao động sau học nghề đa số tự tạo việc làm hoặc được các chủ các trang trại, doanh nghiệp (chủ yếu sản xuất, kinh doanh cà phê), Câu lạc bộ Chân trời mới trên địa bàn tuyển dụng làm việc theo mùa vụ. Cùng với một số chính sách hỗ trợ khác của Nhà nước, số lao động học nghề thuộc hộ nghèo đã thoát nghèo trong 3 năm khoảng 500 hộ.

Ông Nguyễn Công Toan, Trưởng phòng Lao động - Thương Binh và Xã hội huyện Mường Ảng cho biết: Thực hiện Đề án 1956, người lao động tham gia học nghề được hỗ trợ một phần kinh phí. Và do làm tốt công tác tuyên truyền nên hầu hết người dân nhận thức được học nghề là thiết thực cho chính bản thân và gia đình, nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo. Đó chính là động lực khuyến khích người dân tích cực tham gia học nghề.

Thực tế cho thấy, năm 2010, sau khi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mường Ảng phối hợp với Trường Cao đẳng Nghề Điện Biên tổ chức lớp đào tạo nghề kỹ thuật trồng rau an toàn cho 30 nông dân xã ẳng Cang, đến nay các hộ vẫn tiếp tục duy trì và phát triển sản xuất rau xanh cung cấp cho thị trường trong xã và khu vực thị trấn Mường Ảng.

Ông Lò Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã ẳng Cang cho biết: Học nghề, nắm được quy trình sản xuất rau an toàn, nhiều hộ nông dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Bà con chủ động trồng rau xanh, mùa nào rau ấy, thâm canh gối vụ theo hướng sản xuất hàng hóa nên đem lại nguồn thu không nhỏ góp phần cải thiện cuộc sống. Không ít hộ mỗi năm thu nhập trên 30 triệu đồng từ rau xanh các loại.

Giai đoạn 2013 - 2015, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm tiếp tục gắn với quy hoạch phát triển kinh tế của huyện Mường Ảng và của từng xã. Huyện tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm tạo việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế. Mục tiêu đặt ra, mỗi năm sẽ đào tạo nghề cho trên 500 lao động nông thôn, đào tạo, bồi dưỡng cho 140 lượt cán bộ, công chức cấp xã. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn lên 40%.

Trong đó, mục tiêu năm 2013 là đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho 500 lao động. Để đảm bảo kế hoạch thực hiện, thì việc bố trí vốn đủ để đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề cần được quan tâm. Cùng với đó là tăng cường các nguồn lực cho vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm để các hộ được vay sau học nghề phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả tự tạo việc làm, tăng thu nhập sau học nghề, phát triển kinh tế hộ.v


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Ba Ba Làm Chơi Ăn Thiệt Mô Hình Nuôi Ba Ba Làm Chơi Ăn Thiệt

Gần như không tốn thuốc điều trị bệnh, ít công chăm sóc, vốn đầu tư thấp nhưng giá trị lại cao là những lợi thế của mô hình nuôi ba ba trong bồn. Tuy thời gian nuôi có hơi dài (khoảng 18 tháng) nhưng lợi nhuận thu được gấp 3 lần vốn bỏ ra. Hơn nữa, người nuôi chỉ cần cho ăn mỗi ngày một lần, thỉnh thoảng mới phải thay nước bồn…

20/09/2013
Chuyện Thoát Nghèo Của Chị Bình Chuyện Thoát Nghèo Của Chị Bình

Chị Mấu Thị Bình là một trong những người phụ nữ Raglai tiêu biểu ở thôn Nha Húi biết cách làm ăn vượt khó thoát nghèo, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm góp phần xây dựng nông thôn mới.

30/07/2013
Giống Tôm Càng Xanh Chủ Yếu Nhập Khẩu Từ Trung Quốc Giống Tôm Càng Xanh Chủ Yếu Nhập Khẩu Từ Trung Quốc

Đó là thông tin được đưa ra tại hội nghị quản lý chất lượng tôm giống do Tổng cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu tổ chức tại Tp Bạc Liêu ngày 05/11 vừa qua.

16/11/2012
Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Thương Phẩm Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Điêu Hồng Thương Phẩm

Được sự hỗ trợ về kinh phí, giống và kỹ thuật, xã Xuân Hải (Ninh Hải) đã triển khai mô hình “Nuôi cá điêu hồng thương phẩm” tại 5 hộ nông dân ở thôn Thành Sơn, với diện tích 1,2 ha, tổng kinh phí hơn 482 triệu đồng.

30/07/2013
Triển Khai Mô Hình “Cải Tạo Đàn Trâu” Tại Huyện Tân Lạc (Hòa Bình) Triển Khai Mô Hình “Cải Tạo Đàn Trâu” Tại Huyện Tân Lạc (Hòa Bình)

Ngày 16/9, Trung tâm khuyến nông đã phối hợp với UBND xã Phú Cường (Tân Lạc, Hòa Bình) tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện mô hình cải tạo đàn trâu tại địa phương.

20/09/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.