Người Nông Dân Dám Nghĩ Dám Làm

Theo lời giới thiệu của chủ tịch UBND xã Hà Lương, chúng tôi đến thăm mô hình phát triển kinh tế của anh Nguyễn Hồng Quang, hội viên hội nông dân chi hội 4 của xã. Được biết trong những năm gần đây, với ý chí quyết tâm làm giàu và dám nghĩ dám làm, anh Quang đã mạnh dạn lập mô hình nuôi con đặc sản và cho thu nhập cao.
Mô hình nuôi nhím và lợn rừng của gia đình anh Nguyễn Hồng Quang ở xã Hà Lương (Hạ Hòa- Phú Thọ) được nhiều người không chỉ trong huyện mà cả các huyện, các tỉnh bạn biết đến và học tập làm theo.
Cách đây 4 năm, gia đình anh đã mạnh dạn vay vốn của ngân hàng chính sách xã hội dành cho người nghèo sau đó bỏ vốn ra xây dựng chuồng trại, mua 6 con nhím và 3 con lợn rừng trị giá hơn 40 triệu đồng về nuôi thử. Một phần nhỏ diện tích đất dành cho ngôi nhà gỗ để gia đình anh sử dụng, diện tích còn lại anh dành để làm vườn chăn thả lợn rừng và chuồng nuôi nhím. Anh kể: Sau khi mua lợn rừng từ Tây Ninh về thì công việc khó khăn nhất là thuần hóa nó để tiện cho mình chăm sóc, cho ăn sau này. Công việc này đòi hỏi sự kiên trì và bền bỉ mới làm được.
Phải mất tới 4 tháng dày công tìm tòi, suy nghĩ và thực hiện việc thuần hóa lợn rừng, anh mới có thể yên tâm ngủ yên. Từ đó trở đi, công việc nuôi lợn trở nên dễ dàng hơn. Lợn rừng ăn thức ăn đơn giản như các loại rau, củ, quả...Còn nuôi nhím thì đơn giản hơn. Nhím cũng ăn tất cả các loại rau, củ quả có trong vườn nhà. Anh Quang cho biết thêm: Một điều đáng chú ý là hai giốn động vật này đòi hỏi người nuôi phải chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh dịch bệnh, đặc biệt là bệnh ỉa chảy.
Sau nhiều năm nuôi giống động vật có giá trị kinh tế cao này, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi, hiện gia đình anh Nguyễn Hồng Quang đã mở rộng mô hình chăn nuôi với 12 con nhím và hơn 30 con lợn rừng. Tổng giá trị lên tới 300 triệu đồng. Hiện gia đình anh nuôi 3 con lợn nái sinh sản. Mỗi năm hai lứa, mỗi lứa đẻ hàng chục con. Khi lợn con được 15 đến 18 kg là có thể bán giống cho nông dân trên địa bàn các huyện và tỉnh bạn.
Giá bán ra thị trường hiện nay từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng/kg. Đối với nhím bán giống khá đắt, giao động từ 25-26 triệu đồng/ cặp. Tổng thu nhập từ bán giống nhím và lợn rừng sau khi trừ chi phí mỗi năm đem lại cho gia đình anh hàng trăm triệu đồng tiền lãi, góp phần đáng kể cải thiện điều kiện sống và giúp anh vươn lên làm giàu chính đáng.
Không chỉ phát triển mô hình tại gia đình, anh Nguyễn Hồng Quang còn tích cực hướng dẫn bà con nông dân trong thôn và xã kinh nghiệm nuôi nhím và lợn rừng đồng thời nhân rộng mô hình này ra nhiều thôn khác. Đến nay, xã Hà Lương đã có một vài hộ gia đình nuôi nhím và lợn đặc sản theo gia đình anh Quang. Số lượng con nhím và lợn rừng của cả xã tăng lên đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Ao nuôi cá lóc bông có diện tích từ 500 m2 trở lên, độ sâu từ 1,5 - 2 m, bờ ao phải cao và chắc chắn. Cống thoát nước có khẩu độ lớn để thoát nước dễ dàng. Trước khi thả nuôi cá, ao được tát cạn, vét bùn đáy, tu sửa chổ sạt lở, lấp hết lỗ mọi quanh ao. Rải vôi đáy ao từ 10 – 15 kg/100 m2 ao, phơi đáy 2 – 3 ngày rồi cấp nước vào ao.

Tôm rằn (Penaeus semisulcatus) là loài tôm có kích thước lớn, thích ứng với nhiệt độ cao, độ mặn cao, ăn tạp, có giá trị kinh tế như tôm sú cùng cỡ và là một trong số 110 loài thuộc họ tôm he (Penaeidae) (theo FAO).

Chất lượng cá giống là một yếu tố quyết định trong chăn nuôi thủy sản song lại chưa nhận được sự quan tâm và quản lý đúng mức.

Theo Chi cục Thủy sản, từ nay đến cuối quý II.2015, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Tây Ninh sẽ đạt khoảng 8.000 tấn cá các loại. Trong đó cá tra đạt khoảng 5.000 tấn.

Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III đã thiết kế chế tạo hoàn chỉnh hệ thống thiết bị nuôi công nghiệp cá hồi. Hệ thống được thiết kế theo nguyên lý sử dụng nước tuần hoàn, nuôi trong bể com-pô-dít với mật độ cao, sản lượng đạt từ 60 đến 70 kg/m3, có chế độ tự động cho thức ăn, các yếu tố môi trường được kiểm soát thường xuyên.