Nghề Sản Xuất Cây Giống Ở Xã Phú Sơn (Bến Tre)
Tại xã Phú Sơn (Chợ Lách - Bến Tre), phong trào làm cây giống phát triển gần 10 năm nay, với 2 loại cây chủ lực là mít và xoài. Nhờ sản xuất cây giống, không ít hộ vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.
Ông Phạm Văn Hiệp ở ấp Lân Bắc đã mạnh dạn cải tạo ruộng, lên liếp trồng cây giống vào năm 1991. Vụ đầu tiên, ông Hiệp trồng thử nghiệm khoảng 5.000 cây xoài giống. Khi cây đã đủ độ lớn, ông tiến hành ghép bo giống xoài chất lượng cao rồi đem bán. Sau 2 năm, ông chuyển sang làm mít giống, do xoài rớt giá, diện tích dần được mở rộng, số lượng cây giống tăng qua từng năm.
Hiện tại, ông dành 5.000 m2 đất để làm vườn ươm mít giống. Trung bình mỗi năm ông sản xuất 15.000 - 20.000 cây mít đủ loại, lợi nhuận thu về từ 50-60 triệu đồng. Đặc biệt năm nay, ông tập trung sản xuất 35.000 cây mít giống, chủ yếu là mít siêu sớm và đã thắng lớn. Ông Hiệp phấn khởi nói: “Từ đầu năm đến nay, tôi đã xuất bán 20.000 cây mít giống, giá dao động từ 5.000 - 6.000 đồng/cây, mấy ngày gần đây đã có nhiều thương lái đến đặt hàng hết số lượng cây giống còn lại. Từ số tiền bán cây giống mùa này, gia đình tôi sẽ xây một căn nhà mới khang trang hơn”.
Ông Hiệp cùng hơn 2.000 hộ sản xuất cây giống ở địa phương đang phấn khởi vì mít và xoài giống đang hút hàng, giá tăng cao. Trung bình, 1.000m2 đất để sản xuất cây giống có thể mang lại cho nhà vườn trên 20 triệu đồng/năm.
Nhận thấy hiệu quả của nghề sản xuất cây giống, trong thời gian qua, Hội Nông dân xã đã vận động thành lập 4 tổ liên kết sản xuất cây giống nhằm tập hợp, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận tiến bộ khoa kỹ thuật, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm canh tác và giới thiệu thị trường tiêu thụ.
Ông Lê Văn Hồng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Sơn cho biết: “Khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, bền vững là việc làm mà Hội luôn quan tâm và thường xuyên thực hiện, nhất là các mô hình sản xuất cây giống có hiệu quả. Hội sẽ kiến nghị về trên tạo điều kiện hơn nữa cho nông dân sản xuất cây giống mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả mô hình, tăng thu nhập kinh tế cho gia đình”.
Có thể bạn quan tâm
Theo đó, mục tiêu phát triển nuôi, chế biến cá tra vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành ngành kinh tế quan trọng của thủy sản Việt Nam theo hướng công nghiệp và thân thiện với môi trường. Sản phẩm cá tra nhằm phục vụ XK và tiêu thụ nội địa, góp phần nâng cao thu nhập của người dân và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Philippines tổ chức hội nghị với sự tham gia của 500 DN trong ngành cá ngừ trong tuần này, nhằm thực hiện các hoạt động XK cạnh tranh hơn trên toàn thế giới.
Theo số liệu của Cục Nghề cá Biển Quốc gia Mỹ (NMFS), trong tháng 7, Mỹ NK 14.327 tấn cá philê đông lạnh, nâng tổng lượng cá philê đông lạnh NK trong 7 tháng đầu năm lên 86.766 tấn. Như vậy NK đã tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013. Phần lớn (gần 90%) philê đông lạnh NK của Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Cựu giám đốc điều hành của WCPFC cho biết tình hình trữ lượng cá ngừ vẫn chưa thể phục hồi, nhưng nó đang ở mức nguy hiểm và ngày càng tồi tệ.
Một trong những giải pháp được đưa ra cho bài toán thiếu tôm nguyên liệu và cũng là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong dự thảo đề án tôm của Tổng cục Thủy sản quy định DN chế biến phải có vùng nguyên liệu đáp ứng tối thiểu 10% công suất. Theo cộng đồng DN tôm, trong bối cảnh thực tế ngành tôm Việt Nam hiện nay, giải pháp này chưa phù hợp.