Tăng Tốc Vụ Tôm Trên Đất Tôm - Lúa
Nhìn cánh đồng lúa gần 1 ha trên vuông tôm đang bắt đầu đỏ đuôi, ông Năm Long (Nguyễn Văn Long), ấp Cái Sắn Vàm, xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình (Cà Mau), đứng ngồi không yên.
Ông chia sẻ: “Ngày nào cũng đi thăm đồng, mong sao lúa chín thật nhanh để thu hoạch và cải tạo đất thả tôm sớm”.
Trong những ngày này, vụ lúa trên đất nuôi tôm của người dân Thới Bình, U Minh và một số huyện khác đã bắt đầu cho thu hoạch.
Theo đánh giá của ông Phạm Văn Sóng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện U Minh thì năm nay vụ lúa trên đất nuôi tôm của huyện được đánh giá khá thành công. Hiện nông dân một số nơi đã bắt đầu thu hoạch, năng suất khá cao, người dân vô cùng phấn khởi.
Ở Thới Bình, vụ lúa trên đất nuôi tôm cũng đang bắt đầu vào vụ thu hoạch, năng suất một số nơi vượt cả dự kiến của người dân và ngành chức năng.
Tuy nhiên, do giá tôm sú trên thị trường tăng cao, khiến người dân nôn nóng muốn thu hoạch nhanh lúa để cải tạo vuông thả tôm. Không giấu được sự sốt ruột, ông Năm Long cho biết thêm, hiện nay công gặt cũng đã đưa tiền trước, máy bơm, đường lấy nước cũng đã chuẩn bị sẵn sàng, khi lúa lên sân là sẽ cho nước mặn vào ruộng ngay.
Là người nhiều năm theo mô hình tôm - lúa, đất lại rộng, ông Nguyễn Văn Tâm, ấp 7, xã Khánh An, huyện U Minh, có phần chủ động hơn trong vụ tôm tới. Để có thể thu hoạch đợt tôm kịp ăn Tết, gia đình đã dành một mảnh đất gần 1 ha không cấy lúa để thả tôm con cách đây hơn 1 tháng.
Hiện nay tôm đã lớn, chỉ cần khi thu hoạch lúa đưa nước mặn vào là có thể chuyển tôm ra ngoài. Ông bộc bạch, khi lúa chính được hơn nửa bông đã cho nước mặn vào một ít, chỉ vài ngày nữa khi thu hoạch lúa xong là sẽ bơm đầy nước để thả chuyển tôm qua cho kịp thời vụ.
Giá tôm tăng cao đang khiến nhiều hộ dân không còn đủ kiên nhẫn, họ đang tăng tốc để có thể thả được tôm nuôi sớm nhất trên vùng đất tôm - lúa. Sự nôn nóng ấy vô tình đẩy người dân đứng trước nguy cơ cải tạo môi trường nuôi không chu đáo.
Theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, cần phải dọn bớt gốc rạ trong vuông, đồng thời phải có thời gian để gốc rạ hoai hoàn toàn mới có thể tiến hành thả tôm nuôi. Do đó, để có được vụ tôm thắng lợi, người dân phải hết sức bình tĩnh cải tạo đất theo đúng quy trình kỹ thuật đã được khuyến cáo, không nên quá nóng vội sẽ ảnh hưởng đến năng suất tôm trong vụ nuôi tới.
Có thể bạn quan tâm
Tập trung chính ở các xã Đồng Tâm, An Bình, Thanh Nông, thị trấn Chi Nê. Điển hình nhất là hội gây nuôi động vật hoang dã xã Đồng Tâm duy trì hoạt động 23 hội viên với số động vật nuôi 500 con lợn rừng, 200 con nhím, 22 con hươu sao. Trong số động vật nuôi hoang dã, lợn rừng được người chăn nuôi tập trung mở rộng diện rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau hơn một năm nuôi thử nghiệm, những cá thể hươu trong mô hình “Chăn nuôi hươu lấy nhung và sinh sản” của Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), cho thấy sự thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt. Mô hình mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nông dân.
Tuy nhiên thực tế cho thấy những mô hình này đang phát triển theo hướng tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chưa có định hướng lâu dài, dễ bị thị trường cùng hệ thống thương lái chi phối, hiệu quả kinh tế đem lại cũng vì thế mà bấp bênh. Chăn nuôi nhỏ lẻ khiến số hộ chăn nuôi; số lượng gia súc, gia cầm tăng lên ở mỗi địa phương nhưng nông hộ không có mức thu nhập tốt nhất, còn kéo theo ô nhiễm môi trường.
Nghề nuôi vịt chạy đồng từ lâu đã trở thành một tập quán sản xuất của người dân vùng ĐBSCL. Những chiếc ghe lớn, hai tầng, chở theo những bầy vịt chạy đồng trên sông nước sau mùa gặt là những hình ảnh thân quen. Trong buổi sáng bình minh, trên những cánh đồng, những người chăn vịt cần mẫn, lam lũ cùng với những đàn vịt cất tiếng gọi nhau gợi lên một khung cảnh thanh bình, yên ả ở vùng quê.
Chiều 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn với sự tham gia của đầy đủ 3 "nhà": Nông dân, DN và nhà quản lý.