Trang chủ / Tin tức / Tin nông nghiệp

Tăng tính chuyên nghiệp của hoạt động khuyến nông

Tăng tính chuyên nghiệp của hoạt động khuyến nông
Tác giả: Trần Quang
Ngày đăng: 16/12/2015

Ngày 15.12, tại Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam và Dự án Nông nghiệp quốc tế của Hàn Quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị “Nâng cao hiệu quả khuyến nông ở Việt Nam”.

Nông dân không thể tự chuyển giao kỹ thuật

Theo Trung tâm Khuyến nông quốc gia, trong bối cảnh nền sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, thách thức do thiên tai, dịch bệnh và tác động tiêu cực của tình trạng suy thoái kinh tế thế giới làm cho giá cả nhiều mặt hàng nông sản sụt giảm mạnh, việc chuyển giao các khoa học công nghệ  (KHCN) giúp nông dân vượt lên trong sản xuất, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập của hệ thống khuyến nông góp phần rất quan trọng.

Nói về tầm quan trọng của khuyến nông trong nông nghiệp, TS Lee Seonghee -  Giám đốc Kopia Việt Nam cho rằng, người nông dân không thể tự mình đưa KHCN vào sản xuất mà phải nhờ Chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân phối hợp chuyển giao cho bà con.

Đặc biệt, trong đó, hệ thống khuyến nông đóng vai trò rất quan trọng, khuyến nông có đổi mới, phát triển thì nền nông nghiệp mới và chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Việt Nam mới thành công và bền vững.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục, phối hợp Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm Khuyến nông quốc gia đưa các tiến bộ KHCN về nông nghiệp, công nghệ cao của Hàn Quốc chuyển giao, giúp nông dân tăng thu nhập” – TS Lee Seonghee khẳng định.

Theo TS Trịnh Khắc Quang – Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, KHCN là một khâu quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp.

Vì thế, từ năm 2011 đến nay, Viện đã chọn tạo và được Bộ NNPTNT công nhận 170 giống cây trồng (gồm lúa, ngô, đậu tương…) và hơn 30 tiến bộ kỹ thuật, biện pháp kỹ thuật khác trong hầu hết các lĩnh vực nông nghiệp.

“Trên thực tế, nhiều giống và kỹ thuật tiến bộ mới này đã được chuyển giao hiệu quả và bền vững, được nông dân các địa phương đánh giá cao, hiện được duy trì trong sản xuất tại các vùng đã và đang đem lại hiểu quả cao cho người nông dân trong cả nước.

Như ở vùng đồng bằng sông Hồng, hiện có 10 giống lúa chủ lực có diện tích gieo cấy lớn nhất trong vùng theo thứ tự như KD18, BT7, BC15… Tương tự, đồng bằng sông Cửu Long có diện tích cũng có 10 giống lúa gieo cấy  lớn nhất trong vùng như IR50404, OM6976…” – ông Quang nói.

“Trong thời gian tới, Bộ mong rằng hệ thống khuyến nông tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, và tiếp tục phối hợp với các vụ, viện, địa phương và đặc biệt là tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt với Hàn Quốc để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông”- Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh nói.

Hoạt động đi vào thực chất

  Trong những năm gần đây, hệ thống khuyến nông T.Ư đã triển khai 139 dự án chuyển giao tiến bộ KHCN cho nông dân trên toàn quốc.

Khuyến nông địa phương đã triển khai xây dựng gần 4.000 mô hình khuyến nông các loại và khoảng 7.500 điểm trình diễn. 

TS Trần Văn Khởi -  Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết: “Trong những năm gần đây, hệ thống khuyến nông T.Ư đã triển khai 139 dự án chuyển giao tiến bộ KHCN cho nông dân trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, khuyến nông địa phương đã triển khai xây dựng gần 4.000 mô hình khuyến nông các loại và khoảng 7.500 điểm trình diễn, đã hỗ trợ 2.000 hộ dân áp dụng thành công, mang lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với trước.

“Cùng với đó, hệ thống khuyến nông cũng tích cực đổi mới trong triển khai hoạt động thực hiện 3 giảm 3 tăng.

Đồng thời tăng tính chuyên nghiệp hóa, áp dụng công nghệ thông tin và tăng khả năng tư vấn, dịch vụ theo yêu cầu của nông dân” – ông Khởi khẳng định.

Nói về hoạt động khuyến nông địa phương, ông Nguyễn Đại Thành -  Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang cho biết:

“Trong những năm qua, chúng tôi đã triển khai nhiều lớp tập huấn, chuyển giao KHCN cho hàng nghìn lượt học viên, đặc biệt là việc phối hợp với các đơn vị thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp như chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng rau an toàn, xuất khẩu…

Tuy nhiên, hiện việc chuyển giao còn gặp nhiều khó khăn do sản xuất nông nghiệp dưới địa phương còn rất manh mún”. 


Có thể bạn quan tâm

Hội Nông Dân Xã An Ngãi Khuyến Khích Nông Dân Tham Gia Mô Hình Nuôi Cá Mú Hội Nông Dân Xã An Ngãi Khuyến Khích Nông Dân Tham Gia Mô Hình Nuôi Cá Mú

Xã An Ngãi (Bà Rịa - Vũng Tàu) hiện có 230ha đất nuôi trồng thủy sản với sản lượng hàng năm đạt hơn 300 tấn hải sản. Tuy nhiên, mấy năm gần đây do nguồn nước bị ô nhiễm đã làm cho tôm bị thiệt hại nặng, khiến người nuôi trồng không mặn mà đầu tư nuôi tôm mà chuyển sang nuôi thử nghiệm giống cá mú.

12/08/2014
Hội Nông Dân Huyện Nga Sơn Khuyến Khích Nông Dân Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi Hội Nông Dân Huyện Nga Sơn Khuyến Khích Nông Dân Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Trong Chăn Nuôi

Thấy rõ vấn đề trên Hội Nông dân huyện Nga Sơn đã chủ động phối hợp với Hội Làm vườn và Trang trại huyện tổ chức tuyên truyền, vận động và mở các đợt tập huấn, giúp hội viên nông dân nắm vững kiến thức bảo vệ môi trường và áp dụng công nghệ chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học.

13/10/2014
Trung tâm Khuyến nông Long An hội thảo kỹ thuật nuôi tôm Trung tâm Khuyến nông Long An hội thảo kỹ thuật nuôi tôm

Tại xã Tân Chánh, huyện Cần Đước (Long An), ngày 4-6-2015, Trung tâm Khuyến nông Long An phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Đước tổ chức hội thảo, tư vấn kỹ thuật nuôi tôm cho trên 70 nông dân trong xã.

10/06/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.