Hội Nông Dân Xã An Ngãi Khuyến Khích Nông Dân Tham Gia Mô Hình Nuôi Cá Mú

Xã An Ngãi (Bà Rịa - Vũng Tàu) hiện có 230ha đất nuôi trồng thủy sản với sản lượng hàng năm đạt hơn 300 tấn hải sản. Tuy nhiên, mấy năm gần đây do nguồn nước bị ô nhiễm đã làm cho tôm bị thiệt hại nặng, khiến người nuôi trồng không mặn mà đầu tư nuôi tôm mà chuyển sang nuôi thử nghiệm giống cá mú.
Kết quả qua 2 vụ nuôi, tỷ lệ sống tương đối cao, thích nghi môi trường nước, đem lại lợi nhuận khá cao cho người nuôi cá mú. Do vậy, năm 2014, Hội Nông dân Xã An Ngãi quyết định chọn mô hình nuôi cá mú để phát động nông dân nuôi trồng thủy sản mở rộng diện tích.
Để tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận được mô hình nuôi cá mú, Hội Nông dân xã An Ngãi lập dự án vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Long Điền.
Hiện đã có 5 hộ được vay vốn với số tiền là 100 triệu đồng để mua cá giống, giải quyết thêm việc làm mới cho 120 công lao động. Mô hình này hiện đang được Hội Nông dân xã An Ngãi khuyến khích nhân rộng trên địa bàn nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình, góp phần xây dựng xã nông thôn mới.
Có thể bạn quan tâm

Theo Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh thì từ năm 2010, đơn vị đã thực hiện một số mô hình trình diễn trồng cây mắc ca để khảo nghiệm loại cây trồng mới được xem là mang lại hiệu quả kinh tế cao này.

Năm 2013, từ nguồn kinh phí của khuyến nông quốc gia, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh đã triển khai mô hình sản xuất cà phê bền vững được cấp giấy chứng nhận tại Tây Nguyên theo quy tắc 4C (bộ quy tắc chung của cộng đồng cà phê quốc tế).

Nước tưới có vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng của cây cà phê, song vai trò trọng yếu này đang bị đe dọa khi người trồng cà phê phải đối mặt với nhiều thách thức do diện tích cà phê tăng nhanh, nhưng nguồn nước tưới chưa được quan tâm đầu tư.

Để hạn chế những thiệt hại do hạn hán có thể xảy ra đối với cây trồng vụ đông xuân 2013 - 2014, ngành chức năng và bà con nông dân huyện Krông Nô đã, đang chủ động triển khai xây dựng, nạo vét kênh mương thủy lợi, khơi thông dòng chảy... để đảm bảo nước tưới cho toàn bộ mùa vụ.

Trong những năm qua, hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất trên địa bàn huyện Đắk Glong đã đạt được nhiều kết quả.