Thu Tiền Tỷ Với Nghề Làm Cây Cảnh

Ông Trương Hữu Bửu (63 tuổi, ở thôn Phú Sơn 3, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) có cơ ngơi trên cả tỷ đồng nhờ nghề làm cây cảnh.
Những năm 80 của thế kỷ trước, ông Bửu làm ở HTX Nông nghiệp địa phương. Đời sống khó khăn, ông bàn với vợ đi học nghề làm cây cảnh. Năm 2000, ông rời HTX để vừa làm vừa học nghề cây cảnh.
Thời điểm đó, người dân làng Hòa Khương chỉ quen với đất ruộng, canh tác lúa và hoa màu, thi thoảng trồng thêm ít hoa bán, chuyện cây cảnh còn xa lạ. Vậy mà ông đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng đầu tư khoảnh đất sau nhà thành nơi trồng hoa, cây cảnh.
Ông Bửu chia sẻ: “Phải có cái tâm với nghề, phải xem cây như những đứa con non nớt, cần được chăm bẵm, quan tâm săn sóc thì mới mong làm được nghề này”. Giờ đây, vườn nhà ông có đủ các loại cây, có cây vài trăm ngàn đồng, có cây tới 100 triệu đồng.
Cả vườn cây cảnh nhà ông trị giá 3-4 tỷ đồng. Ông Bửu nhận thi công sân vườn, cây cảnh cho nhiều công trình lớn, có công trình trên cả tỷ đồng, từ các tỉnh thành Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi…
Theo ông Bửu, kiên trì là đức tính đầu tiên của người làm cây cảnh, không thể ăn đong, nóng vội, sáng buôn chiều bán mà làm được nghề này. Từ lúc lặn lội đi tìm cây con ở các nơi, nhìn thân đoán rễ, lựa cây, đào cây hay mua cây, tới lúc bứng rễ, xóc phân, đảo chậu, uốn cành, tỉa ngọn, tạo dáng... mỗi công đoạn đều cần tỉ mỉ từng chút một. Nghề này không giống những nghề khác, nắng mưa vẫn phải lo, có lúc phải làm cả ngày đêm.
Để uốn một cái cây có khi phải tỉ mẩn nhiều ngày trời. “Nghề này thật lắm công phu. Từ khi cây còn bé, đến khi tạo hình, rồi hoàn thành tác phẩm thực sự ưng ý có khi mất đến cả chục năm” – ông Bửu cho biết.
Ông Bửu vừa chỉ vào một cây lớn nhất trong vườn nói: “Đây là cây sanh, tôi chăm trên 10 năm rồi mà vẫn chưa ưng ý”. Ông Bửu nói, mỗi một nhát cắt tỉa, người làm nghề phải tính toán rất kỹ bởi nếu cắt sai một đường kéo, có khi phải nuôi lại cây đến 1-2 năm sau.
Nghề chăm cây cảnh của ông đã tạo việc làm cho 5 - 6 lao động thường xuyên và 20 lao động thời vụ, thu nhập hàng tháng từ 5-6 triệu đồng/người. Không chỉ vậy, ông còn đào tạo nghề và hỗ trợ vốn giúp nhiều lao động học nghề cây cảnh và họ đều đã thoát nghèo.
Ngoài hơn 5.000m2 đất trồng đủ các loại cây, hoa tại nhà, năm vừa rồi ông Bửu thuê thêm 5.000m2 xóm bên để trồng cây.
Mỗi năm, với 4 vườn cây lớn, ông có doanh thu trên 1 tỷ đồng, lãi không dưới 300-400 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Cũng theo Bộ Nông nghiệp, nhập khẩu mặt hàng này 2 tháng đạt 172 triệu USD, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2014. Hai thị trường nhập khẩu chính là Ấn Độ (chiếm 32,6%) và Nauy (chiếm 10,4%).

Đến thời điểm hiện nay, toàn huyện đã tổ chức gieo trồng hơn 3.900ha cây hàng năm, đạt 112% kế hoạch, tăng 13% so cùng kỳ, bao gồm 2.820ha lúa và hơn 1.170ha cây hoa màu. Trong đó, có hơn 2.600ha lúa được tưới từ các công trình thủy lợi, tăng gần 900ha so với cùng kỳ năm trước, tập trung chủ yếu tại các xã như: Phước Long Thọ, Long Tân, Phước Hội, Láng Dài và thị trấn Đất Đỏ.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, mùa khô năm nay có khả năng bị ảnh hưởng của hiện tượng El Nino nên nguy cơ xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn trên cả nước. Vì vậy, dự báo vụ đông - xuân 2014 - 2015 sẽ rất căng thẳng về nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Theo thống kê của Hội Nông dân xã Long Phước, hiện xã có khoảng 30ha tiêu; trong đó 25ha đã cho thu hoạch từ 5 đến 7 năm và 5ha trồng mới. Diện tích tiêu chết đến thời điểm này là hơn 1ha; xảy ra tại ấp Phong Phú. Trước đây, hiện tượng tiêu chết cũng đã xảy ra trên địa bàn xã với diện tích ít và nguyên nhân được xác định là do ngập úng.

Loài cá leo to lớn, phàm ăn, ăn thịt động vật, sống trong các khu vực bờ cỏ, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông và kênh rạch. Đây là loài cá đẻ trứng vào mùa hè. Trong lưu vực sông Mê Kông, chúng di cư vào các sông suối nhỏ và vùng bị ngập lụt để sinh tồn.