Mô Hình Nuôi Cá Chình Bông Thương Phẩm Có Hiệu Quả Cao

Sáng 18/3, Hội đồng KH-CN huyện Tuy An (Phú Yên) đã tổ chức nghiệm thu dự án Nhân rộng mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm bằng ao xi măng.
Dự án đã chọn 3 hộ gia đình ở xã An Ninh Tây cùng tham gia. Tổng kinh phí đầu tư cho dự án hơn 780 triệu đồng, trong đó, nguồn kinh phí KH-CN của huyện hỗ trợ 50% giá trị con giống, kỹ thuật nuôi, phòng trừ dịch bệnh trên đối tượng nuôi. Lượng giống ban đầu thả nuôi 105kg (loại giống có kích cỡ 100g/con) và được thả nuôi trong các bể xi măng có tổng diện tích 230m2.
Qua 18 tháng nuôi, tỉ lệ cá chình sống đạt trên 98%, thu hoạch đạt trọng lượng từ 0,8 đến 2,5 kg/con. Sau khi đã trừ mọi khoản chi phí và công lao động, cứ 100kg cá chình thương phẩm, hộ tham gia thực hiện dự án có lợi nhuận trên 15 triệu đồng.
Trên cơ sở hiệu quả kinh tế từ mô hình này đem lại, huyện Tuy An tiếp tục nhân rộng diện tích nuôi cá chình bông thương phẩm bằng ao xi măng trong thời gian đến.
Có thể bạn quan tâm

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.

Gần đây có nông dân đột phá với mô hình trồng ổi xốp Đài Loan cho năng suất và lợi nhuận cao, đó là anh Cao Trung Kiên (người bên trái) - ấp Giồng Giữa B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu.

Diện tích chè này được áp dụng công nghệ chăm sóc, kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn GAP, tạo vùng nguyên liệu chè an toàn (khoảng 1.600 - 2.000 tấn chè nguyên liệu/năm, tương đương 400 - 500 tấn chè thành phẩm/năm) đáp ứng nhu cầu khách hàng tại Mỹ và châu Âu.

Hiện đã thu hoạch được gần 6.000 ha, diện tích thiệt hại trên tôm nuôi là dưới 30%. Có thể thấy năm nay vùng nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng đã có dấu hiệu hồi phục nhờ áp dụng tốt các biện pháp đối phó với thời tiết và có biện pháp nuôi an toàn. Điều đáng lo ngại hiện nay là người nuôi tôm vẫn có xu thế thả giống tiếp tục, bởi giá tôm ở mức khá hấp dẫn.

Theo Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch (Bộ NN-PTNT), ngành cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch nói chung mới đóng góp khoảng 12% - 15% trong chuỗi giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn.