Tăng Diện Tích Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
UBND tỉnh Bến Tre vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Theo đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh của tỉnh chỉ còn 4.072ha do có 428ha sẽ chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng; chuyển 202ha tôm sú quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích nuôi tôm sú quảng canh cải tiến còn lại 13.149ha) và 1.280ha nuôi tôm sú - lúa chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (diện tích mô hình này còn lại 7.620ha).
Ngoài ra, bổ sung phần đất ngoài đê bao, còn ảnh hưởng mặn ở một số xã thuộc 5 huyện: Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú, Giồng Trôm vào quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng. Dự kiến đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng khoảng 4.390ha, năm 2020 là 7.820ha và năm 2030 là 8.300ha.
Kèm theo quy hoạch điều chỉnh, có 7 dự án về hạ tầng, thủy lợi, 8 dự án đầu tư hệ thống lưới điện, 6 dự án nghiên cứu khoa học phát triển sản xuất, 2 dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản.
Tổng vốn đầu tư phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng đến năm 2020 là 1.359 tỉ đồng, trong đó vốn đầu tư các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học phát triển sản xuất 738 tỉ đồng. Việc điều chỉnh quy hoạch lần này đã xác định, đối tượng tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng chiến lược của tỉnh.
Vấn đề đặt ra là để phát triển đối tượng nuôi này, tỉnh cần chú trọng đến sự bền vững của môi trường, hiệu quả về mặt kinh tế, ổn định về xã hội; kết hợp hài hòa giữa nuôi tôm thẻ chân trắng với các mô hình sản xuất nông nghiệp khác.
Related news
Nắng hạn cùng với việc chuyển đổi cây trồng không phù hợp của Cty TNHH Nông Công nghiệp Hà Trung khiến hàng chục hécta khoai môn của các hộ dân “chết lụi”, không cho thu hoạch.
Năm 2015, sản lượng hồ tiêu ước đạt khoảng 126.000 tấn, giá trị xuất khẩu (XK) khoảng 1,1 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện tại, tiêu chưa xay của Việt Nam chiếm đến 83% các mặt hàng hồ tiêu, cho nên giá trị đem lại chưa cao.
Song hành với vai trò là “Vùng động lực” trong phát triển KT-XH của tỉnh, Bắc Quang là huyện ít nhận được sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp. Nhưng chính điều đó đã trở thành cơ hội để huyện Bắc Quang bứt phá, tạo dấu ấn quan trọng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (SXNN) bằng chính nội lực của mình.
Vụ hè thu 2015, huyện Hương Sơn đặt kế hoạch gieo cấy 2.400 ha, nhưng do hạn hán, đỉnh điểm, kéo dài nên rút xuống còn 1.588 ha. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong công tác chống hạn, Hương Sơn thực hiện vượt kế hoạch điều chỉnh, gieo cấy đạt trên 1.800 ha, đồng thời, gieo trỉa được 1.900 ha đậu, 500 ha ngô. Những kết quả đó đã phản ánh sự nỗ lực vượt bậc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây.
Rớt thầu Philippines, gạo thơm đang xuất hiện thêm đối thủ khó chịu là Myanmar đang đặt Việt Nam vào thế cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Không chỉ là chọn gạo thơm hay chăm bẳm vào gạo phẩm cấp thấp, chuyện xác lập những phân khúc xuất khẩu gạo của Việt Nam cần đặt trong chuỗi giá trị ngành lúa gạo. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam phải làm lại từ khâu giống đến việc tổ chức sản xuất, chế biến và tiêu thụ.