Tăng cường trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ
An Ninh Đông là xã bãi ngang ven biển, có tiềm năng phát triển nghề cá. Trước đây, tại vùng biển này, nguồn lợi thủy sản ở tầng đáy khá phong phú và nổi tiếng như: cá cơm, cá nục, cá sòng, cá ngân, cá mú, tôm hùm, cua biển và nhiều loài ốc… Tuy nhiên, những năm qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện công suất nhỏ tại vùng biển trong tỉnh phát triển mạnh đã làm suy giảm nguồn lợi. Chính điều này dẫn đến hiệu quả kinh tế của các nghề khai thác ven bờ ngày càng thấp.
Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ xã An Ninh Đông được thành lập với 188 hộ thành viên, được chia thành 9 tổ đội sản xuất. Đây là địa phương thứ ba trong tỉnh thành lập tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ (trước đó là xã An Chấn và An Hòa, huyện Tuy An). Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh, từ nay đến cuối năm 2015 sẽ thành lập thêm bảy tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ tại bảy xã, phường, gồm: An Hải (huyện Tuy An), Xuân Đài, Xuân Thành, Xuân Cảnh, Xuân Phương, Xuân Hải và Xuân Hòa (TX Sông Cầu).
Việc thành lập tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ nhằm bảo vệ nguồn lợi theo hướng bền vững và bảo đảm duy trì sinh kế lâu dài cho cộng đồng ngư dân. Nội dung hoạt động của tổ chủ yếu tuyên truyền các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bộ quy tắc nghề cá có trách nhiệm và các văn bản pháp luật có liên quan; hỗ trợ bổ sung sinh kế cho cộng đồng ngư dân nghèo…
Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh, dự án được tài trợ bởi Chính phủ Việt Nam và Hiệp hội Phát triển quốc tế (Ngân hàng Thế giới), triển khai tại 8 tỉnh gồm: Cà Mau, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa trong 5 năm (từ tháng 8/2012 đến tháng 1/2018). Tại Phú Yên, tổng mức đầu tư của các tiểu dự án hơn 257 tỉ đồng, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới chiếm 85,1%, vốn ngân sách nhà nước (đối ứng) chiếm 10,6% và vốn người dân tham gia các mô hình chiếm 4,8%. Dự án này được chia làm 4 hợp phần, trong hợp phần thứ 3 có tiểu hợp phần đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản ven bờ.
Related news
Nhằm giúp ngư dân trồng rong sụn hiệu quả, đầu năm 2011 Trung tâm Khuyến nông QG giao Trung tâm KN-KN các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa triển khai dự án “Nhân rộng mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới trên biển”.
Công ty Công nghệ sinh học TransGenada ở Arizona đã được Viện Thực phẩm và Nông nghiệp Quốc gia (NIFA) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) tài trợ cho hoạt động nghiên cứu dành cho các doanh nghiệp nhỏ.
Nhằm giúp ngư dân trồng rong sụn hiệu quả, đầu năm 2011 Trung tâm Khuyến nông QG giao Trung tâm KN-KN các tỉnh Ninh Thuận, Khánh Hòa triển khai dự án “Nhân rộng mô hình trồng rong sụn trong lồng lưới trên biển”.
Nhắc đến bưởi da xanh, nhiều người chỉ nghĩ đến các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có những miệt vườn với nhiều loại trái cây nổi tiếng. Tuy nhiên, trong vòng 7, 8 năm trở lại đây, tại Bà Rịa – Vũng Tàu, cây bưởi da xanh đã bén rễ tại vùng đất Phước Bình, xã Sông Xoài.
Hợp tác xã 22/12 là một trong những hợp tác xã (HTX) nuôi tôm công nghiệp (NTCN) thành công nhất của xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước.