Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Sử Dụng Kho Lạnh Trong Việc Bảo Quản Khoai Tây Giống

Tăng Cường Sử Dụng Kho Lạnh Trong Việc Bảo Quản Khoai Tây Giống
Ngày đăng: 16/03/2012

Hiệu quả bảo quản trong kho lạnh

Khi chọn mua giống, ngoài việc chọn mua giống sạch bệnh, chúng ta lưu ý chọn củ giống trẻ sinh lý, không nên chọn củ già sinh lý để trồng.

Nếu bảo quản trong điều kiện thường thì chỉ có thể bảo quản được 4 – 5 tháng, trong khi người trồng cần bảo quản thời gian 8 – 10 tháng ( khoảng thời gian vụ trồng trước đến vụ trồng sau). Chính điều này làm cho củ khoai bị già sinh lý, trồng ngoài ruộng sản xuất cây sinh trưởng kém cho năng suất rất thấp.

Thạc sỹ Đỗ Thị Bích Nga,  Trưởng bộ môn nghiên cứu cây khoai tây – Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Cây có củ cho biết: “Củ giống già sinh lý là củ có mầm dài, mầm tóc dạng chùm hoa khế, đôi khi ra củ trên mầm. Củ có tuổi sinh lý trẻ, là những giống chúng ta bảo quan trong kho lạnh, mầm của nó có chiều cao 0,2-2cm. Chúng ta mang củ có tuổi sinh lý trẻ thì sẽ có năng suất rất là cao.”

Khoai tây bảo quản trong kho lạnh không những đảm bảo tuổi sinh lý, mặt khác hạn chế được sâu bệnh xâm nhập trong quá trình bảo quản. Khi mang trồng ngoài ruộng sản xuất cây sinh trưởng phát triển khỏe, giản được sâu bệnh, giảm sử dụng được thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt bà con có thể chủ động được giống.

HTX Việt Hùng, Quế Võ, Bắc Ninh là một trong những cơ sở đầu tiên ứng dụng bảo quản khoai tây trong kho lạnh. Ông Nguyễn Đăng Hồi, Chủ nhiệm HTX Việt Hùng cho biết bảo quản trong kho lạnh tiết kiệm được nhiều chi phí so với việc không bảo quản mà đi mua giống ở ngoài: “Sau khi nhập vào kho và đến vụ kế tiếp bà con chỉ phải trả khoản tiền từ  2.000-2.200 đ/kg. So với đầu tư của bà con ngoài chợ bình thường như giống năm nay, bà con sẽ phải mua 18-20.000kg, giảm chi phí  còn khoảng 40-50%.”

Phương thức bảo quản khoai tây bằng kho lạnh cũng rất đơn giản, sau một vụ thu hoạch, bà con chỉ cần chọn ra một lượng củ giống tốt, sau đó để vào kho lạnh và chuẩn bị cho vụ kế tiếp.

Cách bảo quản khoai tây giống bằng kho lạnh

Sau đây là những lưu ý của Kỹ sư Nguyễn Mạnh Duy, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Cây có củ trong khi bảo quản khoai tây giống bằng kho lanh.

Chuẩn bị giống

Sau khi thu hoạch khoai tây ở trên đồng ruộng, bà con tiến hành phân loại củ theo tiêu chuẩn củ giống hoặc khoai thương phẩm. Nếu thu hoạch làm giống bà con không nên chọn củ quá to và bị dị hình. Loại bỏ các củ bị xây sát vỏ và những củ không nguyên vẹn, sau đó đóng vào các bao.

Đóng gói

Hiện nay, có nhiều loại bao như bao dứa thưa, bao gai, bao đay…. Tuy nhiên, bởi vì trong quá trình bảo quản khoai tây vẫn diễn ra quá trình hô hấp nên dùng bao dứa thưa là tốt nhất. Sử dụng bao dứa thưa sẽ tạo ra thông thoáng, giảm được sự hấp hơi. Như vậy, chất lượng củ giống không bị ảnh hưởng.

Trong quá trình cho khoai vào bao dứa, chúng ta cần nhẹ nhàng, tránh sây xát, trầy xước củ, gây tổn thương củ giống.

Trước khi đưa khoai tây vào bảo quản chúng ta cần kiểm tra lại nhà kho, để vệ sinh và quét dọn sạch sẽ, và kiểm tra các hệ thống lưu thông gió, các thiết bị khác phải đảm bảo hoạt động tốt.

Thời điểm bảo quản

Bà con lưu ý sau khi thu hoạch 10 - 20 ngày chúng ta cần đưa khoai vào bảo quản trong kho lạnh. Nếu chúng ta bảo quản ngay sau khi thu, vỏ củ thường yếu, hàm lượng nước trong củ nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng củ. Nếu chúng ta đưa khoai vảo bảo quản quá muộn, về sau củ khoai có thể bị thối, ảnh hưởng đến chất lượng củ giống.

Nhiệt độ bảo quản

Sau khi chuẩn bị kho và các thiết bị xong, tiến hành cho củ giống vào kho lạnh. Chúng ta xếp thành từng hàng sao cho luồng không khí và độ ẩm được lưu thông tốt. Để vỏ củ tạo thành lớp bần nhanh, làm lành các vết thương và hạn chế giảm trọng lượng củ trong quá trình bảo quản,  nhiệt độ trong kho sẽ được hạ dần xuống 180C, trong 10 - 14 ngày.

Chuyển sang giai đoạn làm lạnh, hạ nhiệt độ trong kho từ 180C xuống 2- 40C, mỗi ngày hạ 20C với thời gian từ 7 đến 10 ngày. Mục đích việc hạ dần nhiệt độ là làm cho củ giống dần dần thích nghi với điều kiện nhiệt độ thấp ở trong kho.

Trong giai đoạn bảo quản, luôn phải giữ nhiệt độ trong kho từ 2- 40C và ẩm độ là 90- 95%. Ở các điều kiện nhiệt độ và ẩm độ này, củ khoai ở tình trạng tiềm sinh, sự hô hấp ở mức thấp nhất, làm kìm hãm sự mọc mầm và hạn chế tối đa các hoạt động gây hại của nấm và vi khuẩn.

Trong quá trình bảo quản, tốt nhất là 1 tuần 1 lần, cần tiến hành kiểm tra kho lạnh để nắm được tình hình hoạt động của hệ thống đối lưu cũng như nhiệt độ ở 4 góc kho lạnh. Để từ đó, có cách điều chỉnh hợp lý.

Đưa giống khoai tây sau bảo quản đem trồng

Sau thời gian bảo quản, chuẩn bị đưa khoai tây ra trồng ngoài ruộng sản xuất, bà con cần nâng dần nhiệt độ bằng với nhiệt độ ngoài trời. Sau đó chuyển khoai tây ra  bên ngoài và chọn lựa loại bỏ một số ít củ hư hỏng bỏ đi, còn lại những củ tốt đóng gói vận chuyển đến vùng trồng.

Thông thường, đối với những giống thời gian ngủ ngắn và ngủ trung bình, sau khi đưa ra ngoài kho 10 ngày là có thể đem trồng đựơc. Còn đối với giống thời gian ngủ dài, như giống KT3, sau khi đưa ra ngoài kho từ 25- 30 ngày mới có thể đem trồng được.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Chăn Nuôi Lợi Ích Kép Mô Hình Chăn Nuôi Lợi Ích Kép

Từ khi áp dụng cách thức chăn nuôi mới theo mô hình an toàn sinh học, đến nay, huyện Phú Tân (An Giang) đã có 140 hộ tham gia. Với lợi ích thiết thực, vừa đảm bảo vệ sinh môi trường, vừa tận dụng được năng lượng biogas để sử dụng trong sinh hoạt, mô hình chăn nuôi mang lợi ích kép này đã được nông dân đánh giá rất cao.

26/06/2013
Sơ Kết Mô Hình Khảo Nghiệm Trồng Chanh Dây Ở Xã Vùng Cao An Toàn Sơ Kết Mô Hình Khảo Nghiệm Trồng Chanh Dây Ở Xã Vùng Cao An Toàn

Ngày 24.6, huyện An Lão (Bình Định) đã tổ chức tổng kết mô hình trồng khảo nghiệm 0,5ha chanh dây tại thôn 1, xã An Toàn. Đây là mô hình được đầu tư từ nguồn vốn KHCN huyện năm 2012.

26/06/2013
Đổi Đời Nhờ Ngô Lai Đổi Đời Nhờ Ngô Lai

Đến xã Phước Tân, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hỏi ông Đào Ư thì ai cũng biết bởi ông là nông dân sản xuất giỏi của xã nhiều năm liền nhờ trồng ngô (bắp) lai.

26/06/2013
Chuyển 200.000ha Đất Lúa Trồng Cây Màu Chuyển 200.000ha Đất Lúa Trồng Cây Màu

Theo chủ trương vừa được Bộ NNPTNT công bố, sẽ có khoảng 200.000ha đất lúa được chuyển đổi sang trồng ngô, đỗ tương, nhằm giải cơn “khát” nguyên liệu cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.

26/06/2013
Anh Thương Binh Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lươn Anh Thương Binh Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lươn

Tuy bị thương mất đi một phần thân thể nhưng với nghị lực của người lính cụ hồ "tàn nhưng không phế", từ hai bàn tay trắng, chỉ sống vào đồng lương ít ỏi, anh đã vượt lên chính mình để vươn lên thoát nghèo bằng mô hình nuôi lươn.

26/06/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.