Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi
Ngày 16-10, UBND tỉnh Quảng Bình đã có Chỉ thị số 16/CT-UBND yêu cầu: Sở NN-PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 6621/CT-BNN-TY ngày 14-8 của Bộ NN-PTNT về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ;
Công văn số 1174/UBND-KTN ngày 1-10 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát.
Sở NN-PTNT tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch tại các địa phương, đặc biệt tại các xã, phường, thị trấn trong vùng nguy cơ cao; hướng dẫn kỹ thuật nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư trong nuôi thủy sản (con giống, thức ăn thủy sản, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học...), xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đẩy mạnh việc kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý, nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch.
Khảo sát, đề xuất xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh thủy sản...
Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, áp dụng kỹ thuật nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh; tuân thủ lịch thời vụ; tuyệt đối không sử dụng các thuốc, hóa chất diệt tạp và xử lý môi trường có nguồn gốc thuốc trừ sâu, thuốc cấm sử dụng theo quy định của Bộ NN-PTNT.
UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác quản lý vùng nuôi, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc và số lượng con giống, thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm và kịp thời tổ chức, bao vây khống chế, không để dịch lây lan.
Tuyên truyền cho người nuôi, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản áp dụng đồng bộ các giải pháp nuôi tôm an toàn dịch bệnh, tuân thủ hướng dẫn của cơ quan Thú y về phòng, chống dịch bệnh; mua con giống bảo đảm chất lượng và có kiểm dịch; sử dụng thuốc thú y thủy sản trong danh mục được phép lưu hành...
Có thể bạn quan tâm
Sáng 10-1, hàng chục xã viên hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Cầu Sắt, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), bức xúc đổ bỏ sữa tươi ngay tại khu vực thu mua sữa của công ty CP sữa Đà Lạt (Dalat Milk), phản đối việc Công ty ra thông báo hạn định mức thu mua sữa tươi kiểu “thắt vú bò”.
Từ hơn 1 năm nay, ở xã Lộc Ninh (Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) xuất hiện một trang trại nuôi vịt trời với số lượng lớn. Trang trại này do ông Nguyễn Thanh Tuyến - 43 tuổi, ngụ ấp Lộc Tân làm chủ. Từ việc lên mạng tìm hiểu, học hỏi, ông Tuyến đã tìm ra một hướng đi mới là nuôi vịt trời, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm mới cho nông dân.
Tập trung chính ở các xã Đồng Tâm, An Bình, Thanh Nông, thị trấn Chi Nê. Điển hình nhất là hội gây nuôi động vật hoang dã xã Đồng Tâm duy trì hoạt động 23 hội viên với số động vật nuôi 500 con lợn rừng, 200 con nhím, 22 con hươu sao. Trong số động vật nuôi hoang dã, lợn rừng được người chăn nuôi tập trung mở rộng diện rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sau hơn một năm nuôi thử nghiệm, những cá thể hươu trong mô hình “Chăn nuôi hươu lấy nhung và sinh sản” của Trạm Khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), cho thấy sự thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương, sinh trưởng và phát triển tốt. Mô hình mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho bà con nông dân.
Tuy nhiên thực tế cho thấy những mô hình này đang phát triển theo hướng tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, chưa có định hướng lâu dài, dễ bị thị trường cùng hệ thống thương lái chi phối, hiệu quả kinh tế đem lại cũng vì thế mà bấp bênh. Chăn nuôi nhỏ lẻ khiến số hộ chăn nuôi; số lượng gia súc, gia cầm tăng lên ở mỗi địa phương nhưng nông hộ không có mức thu nhập tốt nhất, còn kéo theo ô nhiễm môi trường.