Tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi

Ngày 16-10, UBND tỉnh Quảng Bình đã có Chỉ thị số 16/CT-UBND yêu cầu: Sở NN-PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 6621/CT-BNN-TY ngày 14-8 của Bộ NN-PTNT về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ;
Công văn số 1174/UBND-KTN ngày 1-10 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát.
Sở NN-PTNT tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống dịch tại các địa phương, đặc biệt tại các xã, phường, thị trấn trong vùng nguy cơ cao; hướng dẫn kỹ thuật nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư trong nuôi thủy sản (con giống, thức ăn thủy sản, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học...), xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đẩy mạnh việc kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý, nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch.
Khảo sát, đề xuất xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh thủy sản...
Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, áp dụng kỹ thuật nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh; tuân thủ lịch thời vụ; tuyệt đối không sử dụng các thuốc, hóa chất diệt tạp và xử lý môi trường có nguồn gốc thuốc trừ sâu, thuốc cấm sử dụng theo quy định của Bộ NN-PTNT.
UBND tỉnh cũng yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác quản lý vùng nuôi, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc và số lượng con giống, thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm và kịp thời tổ chức, bao vây khống chế, không để dịch lây lan.
Tuyên truyền cho người nuôi, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản áp dụng đồng bộ các giải pháp nuôi tôm an toàn dịch bệnh, tuân thủ hướng dẫn của cơ quan Thú y về phòng, chống dịch bệnh; mua con giống bảo đảm chất lượng và có kiểm dịch; sử dụng thuốc thú y thủy sản trong danh mục được phép lưu hành...
Related news

Dẫu còn phải lụy phà giang nhưng người dân ở cồn Tam Hiệp, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đang có một niềm vui mới to lớn hơn. Đó là trong tương lai không xa, trái nhãn nơi đây sẽ xuất sang Mỹ.

Giá trị kinh tế từ con TCX ngày càng được khẳng định, do đó TCX không chỉ bó hẹp ở một vài địa phương mà đang phát triển với qui mô ngày càng lớn ở nhiều vùng đất trồng lúa của huyện Tam Nông, Cao Lãnh, Lấp Vò, TX.Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, Tân Hồng và cả ở vùng đất trũng xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười.

Anh Nguyễn Tuấn, chủ chiếc thuyền công suất 130CV ở phường Bình Hưng (Phan Thiết) cùng với 20 bạn thuyền xuất bến lúc 15 giờ. Dự kiến chuyến đi từ 5 - 7 ngày mới về. Thế nhưng đêm hôm ấy, sau khi phát hiện đàn nục lớn chưa từng có, chỉ một mẻ lưới thôi anh Tuấn đã có không dưới 10 tấn cá.

Tại các chợ lẻ ở TP.HCM, ngoài táo, lê, nho từ Mỹ, Úc, New Zealand, trái cây Trung Quốc thì các loại trái như bòn bon, me, sầu riêng, nhãn… từ Thái Lan cũng chiếm một vị trí quan trọng trên các kệ hàng của tiểu thương. Trái cây Thái đang được nhập về số lượng ngày càng lớn.

Hộ chị Nguyễn Thanh Thúy ngụ ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò được biết đến với mô hình nuôi rắn hổ hèo hiệu quả. Hiện đàn rắn của gia đình chị có trên 80 con, trong đó có khoảng 60 con có trọng lượng hơn 1,5kg. Ngoài ra, chị còn đang dưỡng một số rắn nhỏ và ấp trứng rắn để bán.