Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Kiểm Tra, Kiểm Dịch Giống Tôm Để Thả Nuôi Vụ Xuân – Hè Ở Thanh Hóa

Tăng Cường Kiểm Tra, Kiểm Dịch Giống Tôm Để Thả Nuôi Vụ Xuân – Hè Ở Thanh Hóa
Ngày đăng: 03/04/2013

Để thả nuôi 3.900 ha tôm sú và 120 ha tôm he chân trắng vụ xuân - hè năm 2013 theo kế hoạch, các chủ ao đầm trong tỉnh Thanh Hóa có nhu cầu 250 triệu con giống tôm sú và 190 triệu con giống tôm he chân trắng.

Theo lãnh đạo Phòng Nuôi trồng thủy sản (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: vụ nuôi tôm này, các trại trong tỉnh chỉ sản xuất được khoảng 50 triệu con giống tôm sú, lượng giống còn lại sẽ được nhập từ tỉnh ngoài.

Nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thả nuôi giống tôm kém chất lượng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ cho Chi cục Thú y tổ chức kiểm tra, kiểm dịch 100% lượng tôm sú giống sản xuất trong tỉnh và tôm di ương từ tỉnh ngoài về. Tuy nhiên, thực tế các năm vừa qua, Chi cục Thú y chỉ kiểm tra, kiểm dịch được từ 60 đến 80% lượng tôm di ương từ tỉnh ngoài về địa bàn tỉnh. Nhiều lô tôm giống mang sẵn mầm bệnh không được kiểm dịch chất lượng và xử lý bệnh để loại bỏ, vẫn đem thả nuôi, gặp môi trường nước ô nhiễm, làm dịch bệnh lây lan, tôm chậm lớn,...

Theo lịch thời vụ, từ trung tuần tháng 3 đến trung tuần tháng 4-2013, các chủ ao đầm vùng triều sẽ đồng loạt thả tôm giống xuống ao nuôi, các cơ quan chức năng cần tăng cường lực lượng kiểm tra chặt chẽ lượng tôm giống được vận chuyển từ các tỉnh vào Thanh Hóa, không cho bán những lô tôm giống chưa được kiểm dịch chất lượng, bệnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. Cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể các huyện vùng triều cần tăng cường kiểm soát các đối tượng đưa giống tôm đến địa bàn có đủ các giấy tờ đã công nhận kiểm dịch tại nơi sản xuất, đồng thời tuyên truyền cho chủ đồng chỉ mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có đủ giấy chứng nhận đã được Chi cục Thú y tỉnh kiểm tra, kiểm dịch, đưa vào nuôi đúng hướng dẫn kỹ thuật để đạt hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Hội Chăn Nuôi Lợn Sạch Ở Tân Yên Hội Chăn Nuôi Lợn Sạch Ở Tân Yên

Xác định chăn nuôi lợn là thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vừa thành lập Hội Chăn nuôi lợn sạch nhằm liên kết người sản xuất, tiến tới xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển chăn nuôi bền vững.

03/11/2014
Cây Mắc Ca Bám Rễ Trên Cao Nguyên Cây Mắc Ca Bám Rễ Trên Cao Nguyên

Mắc ca, loài cây có nguồn gốc Úc châu đã bắt đầu thân thuộc với nông dân Lâm Đồng. Tại khắp nơi trong tỉnh, từ Di Linh, Bảo Lộc, Lâm Hà, Đơn Dương, diện tích mắc ca trồng xen với cây cà phê đã lên xanh và kết trái, mang lại thu nhập không nhỏ cho người nông dân.

04/11/2014
Nông Dân Đắk Lắk Nông Dân Đắk Lắk "Đau Đầu" Vì Nạn Trộm Cắp Cà Phê

Người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang chuẩn bị bước vào vụ mùa cà phê mới. Bên cạnh việc tất bật tìm nhân công thu hái, bảo vệ vườn cây, nhiều hộ dân còn “đau đầu” với nạn hái trộm cà phê đang diễn ra từng ngày với thủ đoạn rất liều lĩnh, manh động.

04/11/2014
Nhu Cầu Chuyển Đổi Giống Lúa Chất Lượng Cao Kháng Được Sâu Bệnh Của Nông Dân Nhu Cầu Chuyển Đổi Giống Lúa Chất Lượng Cao Kháng Được Sâu Bệnh Của Nông Dân

Tuy nhiên dù là vụ có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhưng với thời tiết diễn biến phức tạp, thì nhà nông vẫn rất cần các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao, vừa có khả năng kháng được sâu bệnh và điều kiện bất lợi.

04/11/2014
Chặt Cao Su Rồi Trồng Cây Gì? Chặt Cao Su Rồi Trồng Cây Gì?

Giá mủ cao su đầu mùa khai thác nằm ở mức 30 triệu đồng/tấn khiến nhiều người có diện tích cao su lớn bỏ cạo để dưỡng cây, chờ giá nhích lên tí đỉnh rồi cạo. Bởi nếu cạo với giá mủ thấp nhưng phải thuê nhân công làm trọn gói từ a tới z sẽ không lời đồng nào, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng leo thang.

04/11/2014