Tăng Cường Kiểm Soát, Chống Buôn Lậu Thủy Sản
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có kế hoạch đấu tranh, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vận chuyển, buôn bán các mặt hàng thủy sản nhập lậu, không qua kiểm dịch. Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh có trách nghiệm chỉ đạo các cơ quan trực thuộc kiểm tra những điểm kinh doanh, buôn bán, phương tiện vận chuyển các mặt hàng thủy sản, kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập thủy sản; xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm; đồng thời tuyên truyền người dân không tiêu thụ các sản phẩm thủy sản nhập lậu, không qua kiểm dịch...
Gần đây, tại một số địa phương trong nước xuất hiện tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán các loại thủy sản như: cá, ếch... không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch gây ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng thủy sản trong nước cũng như sức khỏe người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm
"Năm nay, bà con nông dân đã có chuẩn bị tốt, nghiên cứu kỹ thị trường để tái đàn, tăng đàn hợp lý, tránh tình trạng thiếu - thừa làm cho giá bấp bênh, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Giá các sản phẩm chăn nuôi hiện nay ở cả 3 miền cũng không có sự chênh lệch lớn." - Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT
Vì là huyện miền núi, nên đàn ong mật tận dụng được nguồn mật từ phấn hoa của các loại cây lâm sản và cây ăn quả dồi dào, đa dạng trên địa bàn, bởi vậy đàn ong mật phát triển tốt, cho lượng mật cao, chất lượng tốt. Theo tính toán của các hộ dân, nếu nuôi 100 đàn ong lấy mật, mỗi năm có thể thu về 60 - 80 triệu đồng.
Cùng là nghề chăn nuôi, đầu tư vốn không lớn và thị trường tiêu thụ khá ổn định, trong khi đó hiệu quả lại cao hơn gấp 2 lần so với nuôi vịt thường. Đó là mô hình chăn nuôi vịt trời mà gia đình ông Trần Đình Tập, thôn Tân Hương, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh thực hiện từ hơn một năm nay.
Sáng 16-12, tại xóm Phẩm 2, UBND xã Dương Thành (Phú Bình - Thái Nguyên) đã tổ chức Lễ đón bằng công nhận và cắt băng khánh thành cổng Làng nghề chăn nuôi và chế biến các sản phẩm từ ngựa làng Phẩm. Đến dự có đồng chí Nhữ Văn Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Anh Vũ cho biết: Đàn gà nhiều, mình tự tiêm phòng cho gà, nên mỗi đợt tiêm phòng hai vợ chồng phải làm việc cật lực cả ngày đêm. Quá trình nuôi mình liên tục quan sát, thấy con gà nào lơ ăn cho tách riêng theo dõi, chữa trị. Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, tăng cường thức ăn, nước uống giàu vitamin để gà tăng sức đề kháng. Nhờ vậy đàn gà tránh được dịch bệnh, cho trứng đạt tỉ lệ 80% trở lên.