1 kg ổi không mua nổi ly trà đá
Thậm chí thương lái không thèm mua, ổi chín rụng đầy gốc, khiến nhiều nhà vườn thua lỗ.
Hiện tại 2 địa phương có diện tích ổi khá lớn là Đồng Tháp và Sóc Trăng đang đối mặt với cảnh ổi đến ngày thu hoạch mà không bán được.
Ông Trần Văn Thơm, ở xã An Nhơn, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết: Với giá thương lái thu mua như hiện nay, không cắt ổi bán thì cũng chết mà cắt bán thì còn lỗ thêm tiền thuê nhân công. Bởi giá thành 1kg ổi bây giờ khoảng 2.600đ, mà giá bán chỉ có mấy trăm đồng.
Theo nhận định của ngành nông nghiệp địa phương, diện tích ổi phát triển mạnh trong vài năm trở lại đây.
Ổi là loại cây dễ trồng, đặc biệt chi phí đầu tư thấp lại cho thu hoạch nhiều vụ trong năm, do đó được nhiều nhà vườn chọn là cây trồng phát triển kinh tế nông hộ.
Tuy nhiên, do nông dân phát triển quá nhanh, nên gần đây cứ vào khoảng tháng 4 - 7 là giá ổi xuống thấp kỷ lục.
Có thể bạn quan tâm
Trong những năm gần đây, mặt hàng tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam. Năm 2014, XK tôm Việt Nam đạt gần 4 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2013 và chiếm 50% giá trị XK thủy sản.
Thời gian qua, việc chăn nuôi bò đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo bền vững. Trong đó, xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang có hơn 50% gia đình thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi này.
Nhờ nuôi thỏ kết hợp giun quế, gia đình anh Đào Duy Chung, thôn Đại Phú 2, xã Phi Mô, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) không chỉ thu lãi gần 200 triệu đồng/năm mà còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Ở TP Quy Nhơn (Bình Định) có một trang trại chăn nuôi heo rừng bán hoang dã quy mô lớn nhất tỉnh. Ðó là trang trại của ông Phan Ðình Chạng, tại thôn Hội Giáo, xã Nhơn Hội. Người dân địa phương thường gọi ông là “vua” nuôi heo rừng.
Mấy năm gần đây, gia đình chị Trần Thị Sản, thôn Lung Luông, xã Hồng Quang (Lâm Bình - Tuyên Quang) đã đầu tư phát triển kinh tế theo mô hình chăn nuôi tổng hợp, thu nhập đạt trên 300 triệu đồng/năm.