Tăng Cường Kiểm Dịch Giống Tôm Biển Ở Bến Tre
Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bến Tre, lịch thả nuôi giống tôm biển trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 15-2-2013, do đó các địa phương ven biển đã tập trung cải tạo ao và thả giống theo khuyến cáo. Như huyện Bình Đại có kế hoạch giữ mức 16.000 ha nuôi thủy sản; trong đó nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là 3.800 ha, nuôi thủy sản nước ngọt 300 ha, nghêu, sò 3.000 ha… Để cho vụ nuôi tôm năm 2013 phát triển ổn định, bền vững và đạt hiệu quả cao, hạn chế những dịch bệnh xảy ra và lây lan trên diện rộng, tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp, chủ lực là Chi cục thủy sản tăng cường quản lý chặt chẽ vụ nuôi, nhất là về tình hình dịch bệnh.
Tiếp tục củng cố nâng chất các ban quản lý vùng nuôi tôm ở các xã, thị trấn hoạt động hiệu quả. Nâng chất hoạt động Ban chỉ đạo vụ nuôi thủy sản, tăng cường chỉ đạo các thành viên hỗ trợ các xã, thị trấn trong quản lý vụ nuôi thủy sản như: môi trường, dịch bệnh, con giống, theo dõi tiến độ thả nuôi… Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư kịp thời thông báo kết quả quan trắc môi trường hàng tháng đến người nuôi…
Ngoài ra, Chi cục Thủy sản tỉnh còn khuyến cáo người dân mua giống đã qua kiểm dịch, danh sách các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn và được kiểm dịch được đăng tải trên website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng tỉnh tăng cường công tác quản lý giống, các cơ sở kinh doanh thức ăn, hóa chất và thuốc thú y thủy sản theo quy định, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc bán hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng cấm sử dụng, đảm bảo thắng lợi vụ tôm 2013.
Có thể bạn quan tâm
Cụ thế, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu tháng 9-2014 tổng lượng phân bón được nhập về là 417.000 tấn với trị giá 148 triệu đô la Mỹ, thì trong tháng 10-2014 chỉ đạt 356.000 tấn với trị giá 128 triệu đô la Mỹ, giảm 61.000 tấn về lượng và 20 triệu đô la Mỹ về trị giá so với tháng trước đó.
Hội đồng thẩm định xây dựng nông thôn mới tỉnh Đồng Nai vừa công nhận thêm 4 xã của TX.Long Khánh đạt chuẩn nông thôn mới. Nhờ phát triển nông nghiệp song hành với thương mại, dịch vụ và đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng, Long Khánh đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới vượt tiến độ so mục tiêu đề ra với 9/9 xã đều đạt chuẩn nông thôn mới.
Bằng việc có kế hoạch thực hiện trồng cây vụ Đông ngay từ đầu năm để các xã, thị trấn đảm bảo đúng khung lịch thời vụ đã giúp huyện Bắc Quang bước vào sản xuất vụ Đông một cách thuận lợi. Thời điểm này, nhiều diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên toàn huyện đã phủ màu xanh non của ngô cùng các loại rau vụ Đông, với tổng diện tích là 1.527 ha (đạt 76,4% so với kế hoạch).
Tuy là vùng đồng bằng, nhưng ĐBSCL lại có rừng ngập mặn ven biển, rừng nguyên sinh ở đảo Phú Quốc, rừng tràm ở Đồng Tháp Mười. Đây cũng là vùng cung cấp lương thực, trái cây, thủy sản lớn, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực và xuất khẩu gạo, thủy sản của quốc gia.
Đưa ánh mắt nhìn về phía con đường mới, chị Trần Thị Nhiều, ngụ ấp Láng Sen A, khoe: “Cuộc sống bây giờ khác trước lắm rồi. Bởi giờ muốn đi đâu thì tệ lắm cũng đi bằng xe đạp hoặc xe máy, nhiều gia đình có điều kiện hơn họ còn đi taxi. Cuộc sống ở nông thôn giờ đâu khác gì so với ở thành thị”.