Trồng ấu cho thu nhập khá
Giải pháp cho vùng đất trũng
Với diện tích 7 công đất, hàng năm, chị Nguyễn Thị Mỹ Dung, ở ấp 2, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, chỉ trồng được một vụ lúa Đông xuân/năm, thu hoạch chỉ 5-7 tấn lúa là nhiều, sau khi trừ hết chi phí, hình như chị không còn đủ ăn đến giáp hạt.
Ruộng đất bỏ hoang vì đồng sâu nước trũng không thể cấy cày cho những vụ tiếp theo, vợ chồng chị phải làm thuê để lo cái ăn cho 4 người trong nhà.
Thấy gia cảnh khó khăn, người dân địa phương mách nước cho chị “nếu ruộng sâu không trồng lúa được, thôi thì trồng ấu”.
Nghe cũng hợp lý, lần đầu vào năm 2010, chị mua giống ấu sừng trâu bản địa trồng thử nghiệm trên 2.000m2 đất ruộng nhà mình.
Sau 3 tháng chăm sóc, cây ấu bắt đầu cho củ, xong vụ, chị thu hoạch hơn 2 tấn ấu củ, thương lái thu mua với giá 4.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí chị còn lời hơn 6 triệu đồng.
Thấy trồng ấu có hiệu quả, chị Dung nhân rộng hết diện tích đất nhà, mỗi năm chị trồng 2 vụ ấu, năng suất củ hơn 1 tấn/công, với giá bán ra từ 5.000-7.000 đồng/kg ấu tươi, sau khi trừ hết chi phí chị còn lời khoảng 40 triệu đồng.
Chị Dung cho biết thêm, hiện tại đầu ra của ấu tương đối ổn định, mỗi lần thu hoạch thì chị điện thoại là các thương lái ở các chợ Vị Thanh, Long Mỹ,… đến cân và trả tiền tại ruộng.
Ngoài ra, cây ấu vừa dễ trồng, vừa ít tốn chi phí, nhưng muốn trúng mùa được giá, củ to thì khâu chăm sóc cũng không kém phần quan trọng.
Theo kinh nghiệm của chị, trồng ấu cũng như trồng lúa, trước hết là phải giữ được mức nước ngâm mặt đất ruộng cao từ 6-7cm để ủ hủy lớp thực bì cỏ dại.
Bước tiếp theo là khâu cày xới đất cho tơi xốp tạo mùn và xịt thuốc diệt ốc bươu vàng, rồi bắt đầu thả ấu giống.
Thời tiết thuận lợi cho vụ thả ấu là vào khoảng đầu tháng 4 (âm lịch) khi có mưa, mật độ ấu giống thả thưa khoảng 4-5 tấc/bụi, để cây ấu có khoảng cách nở bụi, cho củ to nhiều.
Chị Dung cho rằng khâu chăm sóc cây ấu cũng giống như cây lúa, thường xuyên thăm đồng, bón phân, xịt thuốc, đặc biệt không nên phun xịt thuốc trừ cỏ dại trên bờ ruộng sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây ấu”.
Phương thức lấy ngắn nuôi dài
Ngoài trồng ấu luân canh trên ruộng lúa như hộ chị Dung và một số hộ khác ở Vị Thủy, nhiều nông dân làm vườn ở huyện Châu Thành A còn tận dụng diện tích mặt nước ao mương trồng cây ăn trái vườn nhà để thả ấu xen canh vào mùa nước nổi.
Ông Bùi Văn Bảnh, ở ấp Nhơn Thuận 1, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, cho biết: “Mỗi năm vào mùa nước nổi là tôi phát quang, nạo vét ao mương để thả ấu.
Những phần bùn non được nạo vét từ dưới mương tôi đem cho vào những mô cây để giúp cây ăn trái phát triển tốt, nhất là ít tốn chi phí phân bón.
Ngoài ra, tôi còn tận dụng thuốc xịt trừ sâu trên cây ăn trái để phòng ngừa sâu hại trên cây ấu”.
Với cách làm trên, hàng năm, từ 5 công vườn trồng xen thêm ấu của ông Bảnh, cho lợi nhuận khoảng 8 triệu đồng/vụ.
Không chỉ có ông Bảnh biết tận dụng ao mương để trồng xen canh cây giống khác để làm tăng lợi nhuận trên cùng một diện tích của mình mà còn có ông Lương Tấn Tài, ngụ cùng ấp với ông Bảnh.
Được biết, từ 2 công vườn trồng ấu thử nghiệm của ông Tài đang cho thu hoạch, năng suất cũng tương đối khá, khoảng 100 kg/đợt, bán ra với giá 5.000 đồng/kg, thu nhập trung bình khoảng 500.000 đồng.
Trao đổi với chúng tôi, ông Ngô Minh Long, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh, đánh giá:
“Việc bà con tận dụng diện tích mặt nước ao mương vườn cũng như ruộng trũng trồng ấu để góp phần tăng thêm thu nhập là việc làm hay và thiết thực, thay vì bỏ trống thì nên tận dụng trồng thêm cây ngắn ngày để quay đồng vốn cho gia đình, thậm chí có thể thoát nghèo.
Tuy nhiên, bà con nông dân không nên tập trung trồng ấu với diện tích lớn vì hiện tại, giá ấu cũng còn bấp bênh, đầu ra cho ấu cũng chưa được ổn định…”.
Có thể bạn quan tâm
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thực sự mang lại sinh khí cho vùng nông thôn Cà Mau. Sau 2 năm triển khai, Cà Mau đã xuất hiện những địa phương dẫn đầu trong việc hoàn thành các tiêu chí (trong bộ 19 tiêu chí) xây dựng nông thôn mới.
Tại xã Vĩnh Xương, Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu (An Giang) tổ chức hội thảo “Sử dụng thức ăn công nghiệp trong mô hình nuôi lươn thương phẩm”. Theo đánh giá của Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu, quy trình nuôi lươn thương phẩm trên địa bàn phần lớn sử dụng thức ăn tươi sống, như: Ốc, cua, cá...
Hiện có một nghịch lý đang diễn ra là trong khi giá các loại thực phẩm từ thịt lợn, gà, trứng… xuất chuồng đều giảm mạnh nhưng người tiêu dùng vẫn phải mua giá cao. Nguyên nhân là các loại thực phẩm đã qua rất nhiều khâu trung gian mới có mặt trên thị trường.
Theo UBND huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, từ tháng 2-2013 đến nay, nghêu nuôi ở khu vực biển Tân Thành có hiện tượng chết bất thường trên diện rộng, gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho người dân nuôi nghêu. Theo nhiều người dân nuôi nghêu ở huyện Gò Công Đông, năm 2013, hoạt động nuôi nghêu của bà con ven biển Tân Thành gặp nhiều khó khăn do nghêu ốm, nhiều cát, giá nghêu sụt giảm mạnh trong khi nghêu nuôi các tỉnh phía Bắc liên tục đổ vào Nam với giá cả rẻ hơn cả nghêu nuôi tại địa phương. Trong vài tháng nay, giá nghêu thương phẩm chỉ ở mức 19.000-21.000 đồng/kg, giảm 10.000-12.000 đồng/kg so với thời điểm này năm ngoái. Đến khi nghêu chết, thương lái không mua hoặc mua với số lượng ít, nên người nuôi nghêu khó có thể thu hoạch để chạy bệnh.
Năm ngoái, nghêu nuôi khu vực ven biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) không có tình trạng chết hàng loạt như năm 2010 và 2011 nhưng niềm vui đó chưa trọn vẹn do nghêu giá thấp, khó tiêu thụ. Giờ đây, nghêu nuôi lại chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân khiến hàng trăm tỷ đồng của nông dân trôi theo bọt nước.