Tăng Cường Kiểm Dịch Giống Tôm Biển Ở Bến Tre

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bến Tre, lịch thả nuôi giống tôm biển trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 15-2-2013, do đó các địa phương ven biển đã tập trung cải tạo ao và thả giống theo khuyến cáo. Như huyện Bình Đại có kế hoạch giữ mức 16.000 ha nuôi thủy sản; trong đó nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là 3.800 ha, nuôi thủy sản nước ngọt 300 ha, nghêu, sò 3.000 ha… Để cho vụ nuôi tôm năm 2013 phát triển ổn định, bền vững và đạt hiệu quả cao, hạn chế những dịch bệnh xảy ra và lây lan trên diện rộng, tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp, chủ lực là Chi cục thủy sản tăng cường quản lý chặt chẽ vụ nuôi, nhất là về tình hình dịch bệnh.
Tiếp tục củng cố nâng chất các ban quản lý vùng nuôi tôm ở các xã, thị trấn hoạt động hiệu quả. Nâng chất hoạt động Ban chỉ đạo vụ nuôi thủy sản, tăng cường chỉ đạo các thành viên hỗ trợ các xã, thị trấn trong quản lý vụ nuôi thủy sản như: môi trường, dịch bệnh, con giống, theo dõi tiến độ thả nuôi… Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư kịp thời thông báo kết quả quan trắc môi trường hàng tháng đến người nuôi…
Ngoài ra, Chi cục Thủy sản tỉnh còn khuyến cáo người dân mua giống đã qua kiểm dịch, danh sách các cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn và được kiểm dịch được đăng tải trên website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng tỉnh tăng cường công tác quản lý giống, các cơ sở kinh doanh thức ăn, hóa chất và thuốc thú y thủy sản theo quy định, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc bán hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng cấm sử dụng, đảm bảo thắng lợi vụ tôm 2013.
Related news

Trong thời gian qua, bệnh “chổi rồng” trên nhãn, đốm nâu trên thanh long, vàng lá trên cây có múi luôn là nỗi ám ảnh đối với người trồng cây ăn trái.

Trong những năm gần đây, cây thanh long được trồng và tăng diện tích khá nhanh trên địa bàn xã Minh Thanh (Nguyên Bình - Cao Bằng), mở ra triển vọng có giá trị kinh tế cao bởi cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sản phẩm được thị trường ưa chuộng.

Từ những kết quả của mô hình trồng thử nghiệm do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả triển khai vào năm 2007, cây cam Xã Đoài hiện đang được nhiều địa phương trong tỉnh đưa vào canh tác, hứa hẹn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vùng gò đồi K4, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, Quảng Trị là vùng chuyên canh cây cam tập trung lớn nhất tỉnh Quảng Trị, có tổng diện tích hơn 10 ha.

Nông dân trong tỉnh Phú Yên vừa thu hoạch xong lúa vụ hè thu năm 2015, năng suất bình quân 65 tạ/ha, cao hơn vụ hè thu năm ngoái 0,3 tạ/ha.