Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng Cường Cho Vay Theo Đặc Tính Sản Xuất Nông Nghiệp

Tăng Cường Cho Vay Theo Đặc Tính Sản Xuất Nông Nghiệp
Ngày đăng: 26/11/2014

“Phát triển những gói sản phẩm đa dạng phù hợp với đặc tính ngành nông nghiệp, với mục tiêu an toàn, hiệu quả và bền vững” là chủ trương của Ngân hàng NNPTNT Việt Nam (Agribank) trong thời gian tới…

Phát triển những gói sản phẩm đa dạng…

Tại buổi tọa đàm quốc tế “Hệ thống cho vay nông nghiệp” mới đây, ông Trịnh Ngọc Khánh- Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank cho biết, Agribank đang chủ trương trong chiến lược phát triển những năm tới sẽ nâng tỷ trọng dư nợ cho nông nghiệp nông thôn đạt tới 80% trong tổng dư nợ. Ngoài ra, ngân hàng này sẽ phát triển những gói sản phẩm đa dạng phù hợp với đặc tính ngành nông nghiệp, với mục tiêu an toàn, hiệu quả và bền vững.

Theo báo cáo của Agribank, tỷ trọng cho vay đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp trên tổng dư nợ nông nghiệp nông thôn liên tục tăng qua các năm và đạt tỷ lệ khoảng 30%. Cơ cấu cho vay đầu tư sản xuất nông nghiệp của Agribank có sự khác biệt rõ rệt với các tỷ lệ dư nợ trung bình trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp tương ứng 25%-60%-15%. Tỷ trọng dư nợ cho vay dịch vụ nông nghiệp tăng từ 7% năm 2009 lên 16% năm 2013. Tốc độ tăng trưởng dư nợ nông nghiệp bình quân là 25%.

Chương trình cho vay thí điểm của ngân hàng này đang được thực hiện đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một ví dụ của hướng đi này. “Không chỉ các doanh nghiệp mà các hộ nông dân, hợp tác xã đại diện cho nông dân thực hiện ký hợp đồng liên kết theo chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng được chúng tôi lên kế hoạch cho vay”-ông Khánh cho biết. Mức lãi suất cho vay tối đa đối với các dự án vay thuộc các chương trình thí điểm được áp dụng, cho vay ngắn hạn là 7%/năm; cho vay trung hạn là 10%/năm; cho vay dài hạn là 10,5%/năm.

Để triển khai chương trình này, Agribank đã ký kết hợp đồng nguyên tắc cấp tín dụng trị giá hơn 411 tỷ đồng cho 3 doanh nghiệp tỉnh An Giang và 1 doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng.

Nông dân vẫn cần hỗ trợ…

Ông Khánh khẳng định: Giải quyết tốt vấn đề vốn đầu tư tín dụng cho nông nghiệp chính là hướng sản xuất nông nghiệp từ nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, liên kết hiệu quả, có tính cạnh tranh cao, từng bước nâng cao đời sống nông dân và thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Ðể triển khai được nguồn vốn hiệu quả, Agribank đã kiến nghị Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ đào tạo, giữ ổn định giá xuất khẩu nông sản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để ổn định sản xuất...

Thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp hiện nay của ta còn nhỏ lẻ, manh mún và dựa chủ yếu vào giá cả cũng như biến động bất thường nên tăng rủi ro cho người vay vốn và ngân hàng khó tính được dòng tiền. Do đó, việc hỗ trợ để người nông dân ứng dụng khoa học công nghệ, cách làm ăn mới sẽ giảm thiểu rủi ro, đồng thời tăng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Giải pháp từ phía ngân hàng chỉ là một trong những chính sách hỗ trợ, góp phần quản lý vốn đầu tư hiệu quả. Để thúc đẩy sự phát triển khu vực nông nghiệp còn phải cần có sự phối hợp tham gia của nhiều ngành, nhiều cấp từ trung ương đến địa phương và đặc biệt là chính bản thân doanh nghiệp, người nông dân.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu rủi ro, Ngân hàng Nhà nước cũng như Bộ Tài chính cần có những chính sách khuyến khích các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho vay phát triển khu vực nông nghiệp nhiều hơn nữa. Cụ thể, cần xem xét một số biện pháp hỗ trợ đối với người vay vốn như thành lập quỹ bảo lãnh vốn nông nghiệp; bảo hiểm tín dụng nông nghiệp; có chính sách hỗ trợ về vốn, lãi suất đối với các tổ chức tín dụng tham gia cho vay lĩnh vực nông nghiệp...

Agribank đã đề ra kế hoạch đến 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, tăng trưởng vốn huy động: 11 - 12%/năm; tăng trưởng tín dụng: 10 - 12%/năm; tỷ trọng cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn phấn đấu đến năm 2015 đạt 75%, đến năm 2020 đạt 80%; thị phần tín dụng chiếm hơn 50% ở khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; có quan hệ tín dụng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho phần lớn hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp khu vực nông thôn.

Nguồn bài viết: http://danviet.vn/kinh-te-nong-nghiep/tang-cuong-cho-vay-theo-dac-tinh-san-xuat-nong-nghiep-506828.html


Có thể bạn quan tâm

Ruộng Ngập Úng, Lỗi Do… Thiết Kế Ruộng Ngập Úng, Lỗi Do… Thiết Kế

Hơn 2 năm nay, gần 20ha đất sản xuất của người dân thôn Tây Sơn Đông (xã Duy Hải, Duy Xuyên) phải bỏ hoang, hoặc bất đắc dĩ chỉ sản xuất 1 vụ do bị ngập úng. Đây là hệ lụy của việc thiết kế cao trình chưa tính toán phù hợp khâu giải thủy, đầu tư thiếu đồng bộ hạ tầng.

18/07/2014
Thiếu Cây Giống Sâm Ngọc Linh Do Sâm Non Chết Hàng Loạt Thiếu Cây Giống Sâm Ngọc Linh Do Sâm Non Chết Hàng Loạt

Ông Hồ Văn Du - Trưởng trạm Dược liệu Trà Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My) cho biết, vừa qua hàng nghìn cây sâm giống của trạm bị héo lá, vàng úa, chết khô không rõ nguyên nhân. Đây đa số là sâm giống được gieo từ hạt trong năm 2013.

18/07/2014
Thí Điểm Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị Cần Đầu Tư Đồng Bộ Thí Điểm Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị Cần Đầu Tư Đồng Bộ

Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia trong chuỗi từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ với tinh thần chung là sẽ tập trung nguồn lực để thúc đẩy phát triển ngành cá ngừ, tạo ra liên kết chặt chẽ theo chuỗi giữa các khâu, đảm bảo giá trị kinh tế.

05/12/2014
Sôi Sùng Sục Cây Hồ Tiêu Sôi Sùng Sục Cây Hồ Tiêu

Mức giá hồ tiêu đầu năm 2014 tưởng được coi là kỷ lục với 145 ngàn/kg, nhưng đến tháng 7 còn lên tới 190 ngàn/kg. Giá tiêu càng hấp dẫn, nhiều nhà vườn càng chạy đua trồng tiêu.

18/07/2014
Lối Đi Nào Cho Ngành Cá Tra? Lối Đi Nào Cho Ngành Cá Tra?

Nếu lấy mốc thời gian năm 1996 (thời điểm Công ty Agifish xuất khẩu container cá basa đầu tiên vào thị trường Mỹ) để đề cập đến quá trình phát triển của một sản phẩm quốc gia thì đến nay, nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL đã “ngót nghét” gần 20 năm. Trong quãng thời gian ấy, có hàng chục ngàn người làm giàu một cách nhanh chóng, nhà máy chế biến thủy sản ra đời như “nấm mọc sau mưa”.

05/12/2014