Chile Xuất Khẩu Thủy Sản Tăng 24%

Giá trị XK các sản phẩm thủy sản của Chile trong 5 tháng đầu năm 2014 lên tới 2.697,7 triệu USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Tuy nhiên, khối lượng XK giảm 6,3%, từ 607.270 tấn (năm 2013) xuống còn 568.820 tấn trong năm nay, theo báo cáo của Tổng vụ Thủy sản Chile (SUBPESCA).
Sản phẩm thủy sản cấp cấp đông sâu đang chiếm tỷ trọng cao nhất với 51,3%, tiếp đến là sản phẩm đông lạnh và các loại tảo khô.
Về giá trị, cá hồi Đại Tây Dương đứng đầu, chiếm 47,9% (giá trị đạt 1.292 triệu USD). Cá hồi Thái Bình Dương chiếm 14% và cá hồi vân chiếm 15,4%.
Chile XK sang 92 quốc gia, trong đó 9 thị trường chính, chiếm 78,2% tổng kim ngạch XK, đứng đầu là Mỹ, Nhật Bản, Brazil, Trung Quốc và Nga.
Trong 5 tháng đầu năm, XK cá biển đạt 247.500 tấn, với giá trị lên tới 525, 2 triệu USD. XK bột cá đạt 107.505 tấn, thu về 159,9 triệu USD, giảm 12,4% về khối lượng và 29,7% về giá trị. Các thị trường chính của bột cá Chile là Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Italia. Trong tổng số bột cá XK, 66,9% bột cá siêu cao cấp; 21,7% bột cá cao cấp; 10,2% bột cá chất lượng chuẩn.
Tổng giá trị XK thủy sản đông lạnh đạt 191,6 triệu USD, giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2013. Những sản phẩm này chủ yếu xuất đi Nigeria, Mỹ và Hàn Quốc. Các thị trường này lần lượt chiếm 18,9%, 15,4% và 9,1%.
Giá trị XK của sản phẩm đóng hộp đạt 32,8 triệu USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước.
XK thủy sản nuôi trồng đạt 321 nghìn tấn với giá trị 2.172 triệu USD chiếm 56,5% tổng khối lượng XK và 80,5% tổng giá trị XK. So với năm ngoái, XK thủy sản nuôi tăng 35,4%.
Có thể bạn quan tâm

Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.

Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.

Trong bối cảnh hội nhập, việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu nông sản đang trở nên cấp thiết.

Việc siêu thị từ chối hàng nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng như sản phẩm khu vực này khó cạnh tranh trên thị trường đang làm cho người nông dân gặp nhiều khó khăn. Các chuyên gia cho rằng nên “phá bỏ để làm mới” lĩnh vực sản xuất nông sản thì mới hy vọng tình hình chuyển biến tốt hơn.

Nếu không có biện pháp ứng phó thích hợp với biến đổi khí hậu, trong tương lai không xa, có không ít doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản vì thiếu nguyên liệu phục vụ sản xuất.