Việc Thiếu Dữ Liệu Ảnh Hưởng Tới Việc Đánh Giá Nguồn Lợi Cá Ngừ Thái Bình Dương

Tổ chức Diễn đàn Nghề cá Thái Bình Dương (FFA) yêu cầu các thành viên phải báo cáo đúng sản lượng đánh bắt cá của họ trong vùng biển Thái Bình Dương để giúp ngăn chặn việc lạm thác.
Yêu cầu này được thực hiện bởi các tổ chức quốc tế trong khuôn khổ cuộc họp Hội đồng Khoa học lần thứ 10 của Ủy ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC) tại quần đảo Marshall.
Tokelau chủ tịch của Nhóm công tác về Khoa học của FFA Tiga Galo lại kêu gọi thực hiện nghĩa vụ mà tất cả các thành viên đã cam kết khi họ tham gia vào WCPFC, đó là cung cấp đầy đủ dữ liệu khai thác và nỗ lực về hoạt động của các tàu đánh cá của họ trong khu vực.
Galo đã thách thức Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc về việc cập nhật pháp luật trong nước để các nước này có thể thực hiện các nghĩa vụ về việc cung cấp dữ liệu của mình cho WCPFC.
Các thành viên FFA từ lâu đã tranh luận về vấn đề giám sát hoạt động đánh bắt cá biển tại biên giới của đặc quyền kinh tế (EEZs)Thái Bình Dương .
Các nước quốc đảo Thái Bình Dương cung cấp dữ liệu hoạt động về nhiệm vụ của tất cả các tàu đánh bắt cá ngừ mà các nước này đã cấp giấy phép cho khai thác trong vùng biển quốc gia của mình, cho dù đó là tàu nước ngoài hay tàu trong nước. Các nước quốc đảo Thái Bình Dương không thể thu thập dữ liệu của các tàu hoạt động ở ngoài khơi khu vực châu Á nếu họ không được cấp phép để khai thác trong các vùng EEZ của các đảo ở Thái Bình Dương.
Các khoảng trống của kết quả dữ liệu ảnh hưởng đến tính chính xác và độ tin cậy của các đánh giá trữ lượng thủy sản và làm tăng nguy cơ vượt quá giới hạn về bảo tồn và quản lý nghề cá cũng như loại bỏ khả năng cấm các tàu và nước mà tàu mang quốc tịch vì hành động của họ.
Hiện quần đảo Marshall cung cấp tất cả các dữ liệu về sản lượng khai thác trong phạm vi 200 dặm vùng đặc quyền kinh tế của mình, nhưng 4 quốc gia Châu Á không cung cấp dữ liệu chi tiết cho sản lượng đánh bắt trên biển lại là một vấn đề lớn.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc đang bị chỉ trích vì không cung cấp dữ liệu về hoạt động khai thác cá ngừ cho các nhà khoa học.
Các nhà quản lý nghề cá Tây Thái Bình Dương đang tức giận về việc thiếu dữ liệu.
Trong khi đó, báo cáo tại các trạm cho các nhà khoa học thấy trữ lượng cá ngừ mắt to đã được giảm xuống 16% so với trữ lượng ban đầu được. Tuy nhiên, vấn đề này không có dữ liệu rõ ràng.
John Hampton, nhà khoa học thủy sản của New Caledonia thuộc Ban Thư ký của Cộng đồng các nước Thái Bình Dương, những nước đang hợp tác để đánh giá nguồn lợi cho WCPFC, cho biết việc thiếu các dữ liệu này, chủ yếu là từ các tàu thuyền đánh cá mà cá trên biển, tạo ra một khoảng trống trong nghiên cứu.
Joseph đảm bảo rằng một sự thúc đẩy lớn sẽ được thực hiện tại cuộc họp hàng năm của WCPFC trong tháng để giải quyết vấn đề về thiếu dữ liệu đánh bắt cá ngừ của 4 quốc gia Châu Á.
Phiên họp thường kỳ lần thứ 11 của WCPFC sẽ diễn ra từ ngày 01-05/12/2014 tại Apia, Samoa.
Có thể bạn quan tâm

Được sự hỗ trợ về vốn, giống và kỹ thuật từ các đơn vị tài trợ, trực tiếp là Dự án MAM thuộc Tổ chức Phát triển Hà Lan, xã Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển có 741 hộ dân tham gia đăng ký thực hiện mô hình nuôi tôm sinh thái, với diện tích 2.695 ha. Trong thời gian thực hiện mô hình, những hộ dân này đã được Ban quản lý dự án thường xuyên tập huấn về các quy trình kỹ thuật nuôi tôm, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, việc khai thác tôm nuôi…

Theo anh Nguyễn Trung Ồ (thôn Tân Thành, xã Quảng Công), đội thuyền của anh bình quân mỗi ngày đánh bắt trên 3 tạ ruốc và cá khoai. Sau khi trừ chi phí, ngư dân đi bạn được chia 800.000 - 1,5 triệu đồng/người/ngày.

Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà lạt được nâng cấp trên cơ sở trường Trung Cấp Du lịch Đà Lạt. Trường có chức năng đào tạo học sinh trình độ Cao Đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề du lịch và các trình độ thấp hơn với các nghiệp vụ: Quản lý khách sạn - Nhà hàng vừa và nhỏ; Nghiệp vụ lễ tân; Quản trị Lưu trú du lịch; Quản trị Nhà hàng; Kỹ thuật chế biến món ăn; Nghiệp vụ lữ hành hướng dẫn; Nghiệp vụ An ninh khách sạn...

Đầu tuần này, Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) bước đầu đã phê duyệt nhập khẩu 600.000 tấn gạo trong năm 2015 trong bối cảnh sản lượng lúa thấp và thiệt hại gây ra từ các cơn bão trong năm nay.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN-PTNT), chia sẻ với NNVN, cho rằng, đây là “thời” của các DN đầu tư vào nông nghiệp, vì lợi thế cạnh tranh của ngành này đang lớn.