Tăng Cường Chỉ Đạo Gieo Cấy Đúng Khung Lịch Thời Vụ

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết vụ Chiêm xuân năm 2014 - 2015, đặc biệt theo dự báo là vụ đông xuân ấm, nếu không chỉ đạo quyết liệt về thời vụ để xảy ra tình trạng gieo cấy các giống lúa ngắn ngày trà xuân muộn trước khung lịch thời vụ dẫn đến lúa trỗ sớm, gặp rét muộn sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Để đảm bảo cho lúa Chiêm xuân trỗ trong khung an toàn, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị các huyện, thành, thị tập trung chỉ đạo gieo cấy đúng khung lịch thời vụ.
Cụ thể, đối với trà xuân trung, hướng dẫn nông dân sử dụng các giống lúa Nhị ưu 838, Nhị ưu số 7, J02, ĐS1 để gieo cấy, đối với diện tích chân vàn thấp (ngập lũ tiểu mãn) sử dụng các giống lúa lai có khả năng tái sinh cao để sau khi thu hoạch có thể làm thêm một vụ lúa chét; tuyệt đối không sử dụng các giống lúa thuần ngắn ngày để gieo cấy. Thời vụ gieo mạ từ ngày 25/12/2014 - 5/1/2015.
Đối với trà Xuân muộn: Thời vụ gieo mạ từ ngày 25/1 - 5/2/2015, cấy mạ 2 - 2,5 lá; gieo thẳng từ ngày 5 - 15/2/2015. Không gieo mạ quá dày, đảm bảo 100% diện tích mạ có che phủ nilon. Đối với các giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (SQ2, TH3-5, RVT, VS1) nên gieo vào cuối khung lịch gieo mạ trà xuân muộn và cấy sau Tết âm lịch.
Có thể bạn quan tâm

Dự án tôm càng xanh trên địa bàn huyện Tam Nông phát triển được 9 năm, dự án này đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đã bộc lộ nhiều khó khăn, nhất là trong năm 2012 chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra sản phẩm không ổn định làm giảm lợi nhuận của người nuôi tôm…

Từ thực tế, anh Thiều Văn Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật chuyển giao kỹ thuật (Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh) đã bắt tay nghiên cứu mô hình nuôi cua biển trong rừng ngập mặn nhằm tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế hiện nay của hình thức nuôi cua biển trong các ao, đầm nước lợ, vùng cửa sông ven biển, đồng thời bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Thỏ lại là loài vật nuôi có vòng đời sản xuất rất ngắn, nhanh tăng đàn, hiệu quả kinh tế cao. Nhận thấy những ưu điểm đó, Phòng LĐ – TB&XH huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã triển khai mô hình nuôi thỏ cho 30 hộ nghèo ở thôn Phú Hòa, xã Trà Phú, bước đầu đạt kết quả khả quan.

Vài năm gần đây, rất nhiều gia đình ở xã Long Tân, huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) chú trọng vào nghề chăn nuôi bò sữa. Nhờ sự cần cù, chịu khó của bản thân, sự hỗ trợ tích cực về vốn lẫn kỹ thuật từ chính quyền địa phương, người dân đã biết cách nuôi bò sữa hiệu quả và đã có cuộc sống no đủ hơn.

Ngày 19/5, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu đã chủ trì Hội thảo “Sử dụng vi sinh thay thế hóa chất, kháng sinh trong nuôi tôm sạch” với sự tham gia của hơn 400 hộ nuôi tôm các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu.