Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tàn Phá Rừng Miền Tây Nghệ An

Tàn Phá Rừng Miền Tây Nghệ An
Ngày đăng: 29/08/2011

Nạn phá rừng, vận chuyển gỗ lậu ở miền tây Nghệ An hiện đang vô cùng nhức nhối. Chính đội trưởng đội kiểm lâm cơ động số 1 Chi cục Kiểm lâm Nghệ An Lê Xuân Đình thừa nhận: “Mỗi năm có hơn ngàn khối gỗ trôi về xuôi”...

Liên tục các vụ vận chuyển gỗ lậu lớn trên quốc lộ 7 lẫn dưới sông Cả bị lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) - Công an Nghệ An bắt giữ. Mới đây, PC 49 kỳ công bắt vụ vận chuyển 30 khối gỗ trên sông Cả.

10 ngày phục kích

... Đêm thứ chín sau cơn bão số 3, các chiến sĩ trinh sát PC49 rời nơi mai phục để về lại nhà dân. Trước khi thay đồ đi ngủ, các trinh sát chụm đầu bàn bạc: “Mưa to đến mức ban ngày mà mặt sông mù mịt, nước thượng nguồn dâng cao nên nhiều khả năng ngày mai bè gỗ sẽ xuôi”. Đúng như dự đoán, mờ sáng 3-8 một bè gỗ lớn xuất hiện. Sau khi điện báo về chỉ huy, các trinh sát được lệnh “cứ buông cho nó trôi đến khi về hạ lưu Anh Sơn mới xử lý”.

Khi bè gỗ về đến địa phận thị trấn huyện Anh Sơn, lực lượng PC49 xuất hiện. Năm đối tượng trên bè gỗ hốt hoảng, không hiểu sao giữa trời dông gió thế này lại có công an ập lên quá bất ngờ.

Thượng úy Phạm Văn Huy, một trong những trinh sát có kinh nghiệm của PC49, kể lại cuộc vây bắt bè gỗ: “Chúng tôi không hiểu nổi vì sao sau Trạm kiểm lâm Khe Phèn còn có Trạm kiểm lâm Cây Chanh (huyện Anh Sơn) nhưng bè gỗ cứ mặc nhiên trôi về xuôi. Cứ kiểu này thì rừng đầu nguồn còn tiếp tục bị đốn hạ, lũ lụt tiếp tục xảy ra”.

Trên bè gỗ lậu, các đầu nậu Đậu Văn Nga, Nguyễn Đình Toàn, Đặng Đình Trung, Nguyễn Khắc Hồng, Trần Thị Thân khai: “Trước bè của bọn tôi đã có ba bè gỗ qua Khe Phèn. Đến bè bọn tôi có anh Thắng nhân viên của trạm Khe Phèn kiểm tra nhưng chỉ thấy toàn nứa nên cho qua”.

Kiểm lâm, bảo vệ rừng nói gì?

Gỗ lậu từ Khe Thơi ra đến sông Cả phải qua ba cửa, trong đó có Trạm kiểm lâm Pù Mát và Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn thuộc huyện Con Cuông. Chúng tôi ngược lên hai cửa gác này để tìm câu trả lời. Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Pù Mát Đặng Đình Xuân trả lời: “Nếu gỗ ra từ vùng lõi thì trách nhiệm mới thuộc về chúng tôi, còn vùng đệm mênh mông lắm, cách trạm kiểm lâm của Pù Mát khá xa”.

Trong khi đó, trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Con Cuông Phú Văn Lĩnh sửng sốt khi nghe chúng tôi hỏi về bè gỗ 30 khối bị PC49 bắt: “Thật sự là tôi không biết bè gỗ trôi qua như thế. Mặc dù không phải chức năng chính nhưng tôi sẽ cho kiểm tra. Khủng khiếp quá”. Tiếp đó, chúng tôi đến Trạm kiểm lâm Khe Phèn nhưng chỉ gặp một nhân viên đang nằm gác vì “cán bộ trạm đang đi họp”.

Trước đó, ngày 8-8, chúng tôi đến gặp Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An Lê Cao Bính nhưng ông Bính từ chối làm việc vì “bận đi họp UBND tỉnh”. Chúng tôi đăng ký lịch làm việc, ông Bính từ chối vì “tôi không hẹn được do đi công tác xa”. Người thứ hai chúng tôi gặp là phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nghệ An Nguyễn Thanh Hoàng.

Khi nghe chúng tôi trao đổi, ông Hoàng nói quyền phát ngôn là của chi cục trưởng. Nhưng rồi câu chuyện chúng tôi muốn nói cũng được nêu ra, khi tôi hỏi về vụ PC49 vừa bắt 30 khối gỗ ngày 3-8 thì ông Hoàng nói “không biết”. Tôi hỏi tiếp về nhận định mỗi năm có hơn 1.000 khối gỗ lậu chuyển về xuôi, ông Hoàng nói có lẽ các hạt báo cáo qua phòng pháp chế và hẹn kiểm tra sau.

Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An: kiên quyết làm cho ra

Sau khi nghe chúng tôi phản ảnh về những câu chuyện này, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Hồ Đức Phớc hỏi han kỹ lưỡng, ghi chép cẩn thận những số liệu “nóng”. Ông nói: “Nếu chính xác như báo phản ánh thì những cán bộ nào liên quan mắc sai phạm sẽ bị xử lý rất nghiêm. Tôi sẽ kiên quyết làm đến cùng để bảo vệ sự tồn tại của rừng đầu nguồn, trong đó có vườn quốc gia Pù Mát”.


Có thể bạn quan tâm

Dầu Tiếng (Bình Dương) Nhiều Tiềm Năng Trong Chăn Nuôi Bò Sữa Dầu Tiếng (Bình Dương) Nhiều Tiềm Năng Trong Chăn Nuôi Bò Sữa

Xã Long Tân là địa phương có truyền thống nuôi bò sữa của huyện Dầu Tiếng. Trước đây, những mô hình nuôi bò sữa tại đây có quy mô nhỏ lẻ và thiếu tính liên kết, vì vậy nguồn thu nhập của người nuôi bò sữa không ổn định. Tháng 8-2013, Hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Long Tân (HTX Long Tân) được thành lập gồm 16 hội viên, vốn điều lệ hơn 9,3 tỷ đồng.

12/02/2015
Năm Ất Mùi Kể Chuyện Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Dê Năm Ất Mùi Kể Chuyện Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Dê

Ninh Thuận là vùng đất khô hạn, thừa nắng thiếu mưa, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, nghề nuôi dê, cừu lại phát triển giúp cho hàng ngàn nông dân địa phương có thêm nguồn thu nhập cải thiện đời sống. Nhờ chăn nuôi dê cừu mà không ít nông dân nghèo đã vươn lên làm giàu trên vùng đất cằn cỗi của quê hương.

12/02/2015
Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Bằng Công Trình Bể Khí Sinh Học Ở Mỹ Lộc (Nam Định) Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Bằng Công Trình Bể Khí Sinh Học Ở Mỹ Lộc (Nam Định)

Trên địa bàn huyện Mỹ Lộc (Nam Định) hiện có trên 700 trang trại, gia trại, lượng chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm là rất lớn. Tình trạng chất thải trong chăn nuôi gia súc, gia cầm xả trực tiếp ra môi trường xung quanh đã làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

12/02/2015
Đón Tết Trên Biển Đón Tết Trên Biển

Sau rằm tháng Chạp, không khí tại các làng biển như Hà Ra, Hòn Rớ, Cửa Bé (TP. Nha Trang) trở nên chộn rộn không khí Tết sớm. Nhiều gia đình quây quần bên mâm cơm tất niên để cánh đàn ông, những ngư phủ trong gia đình ra khơi cho kịp chuyến biển cuối năm.

13/02/2015
Nuôi Ba Ba Trong Hồ Xi Măng Nuôi Ba Ba Trong Hồ Xi Măng

Ông Chót kể: "Trước đây, thấy việc nuôi dê lâm cảnh bấp bênh, anh tôi là ông Vương Vĩnh Lợi sang Thái Lan, Malaysia tìm hiểu mô hình mới. Nông dân bên ấy nuôi ba ba thành công từ việc xây dựng hệ thống ao nuôi rất khoa học. Vì thế, mấy anh em tôi quyết định hợp sức để làm".

13/02/2015