Mưa lũ gây ngập úng thanh long

Thanh long bị ngập úng do mưa lũ.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Hàm Thuận Bắc, hiện đã có gần 1.000ha lúa và thanh long đang bị ngập úng.
Nông dân địa phương phải đắp cao bờ, sử dụng máy bơm hút nước thoát lũ để cứu vườn thanh long.
Ông Nguyễn Hùng Tân – Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận cho biết:
Hiện mực nước đang lên do nước mưa trên nguồn và từ các triền núi đổ về, có khả năng sẽ ngập lụt trên diện rộng.
UBND huyện Hàm Thuận Bắc đã chỉ đạo chính quyền các xã bị ảnh hưởng tiến hành kiểm tra, xem xét các trục tiêu thoát lũ, tham mưu UBND huyện hướng xử lý, khắc phục .
Có thể bạn quan tâm

Năm 2014, toàn tỉnh Bình Định có 2.180 ha mặt nước được đưa vào nuôi tôm. Nhờ thực hiện khá nghiêm túc lịch thời vụ, kiểm dịch tôm giống, thực hiện mô hình nuôi tôm cộng đồng… nên hầu hết các địa phương đã hạn chế được tình trạng dịch bệnh, năng suất tôm đạt khá. Tuy nhiên, do giá tôm thường xuyên nằm ở mức thấp làm cho thu nhập của người nuôi tôm giảm sút.

Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn Gò Công tại ấp Tân Xã, xã Long Hòa (TX. Gò Công) được thành lập ngày 21-8-2006, hoạt động chủ yếu là sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Đến nay, HTX đã không ngừng lớn mạnh, tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định được thương hiệu của mình, trở thành cầu nối giữa nông dân và người tiêu dùng.

Vừa qua, mô hình nuôi chim trĩ đỏ được Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phối hợp Phòng Kinh tế huyện Đức Linh tổ chức hội thảo, nghiệm thu. Qua ghi nhận ý kiến của chủ hộ tham gia và đại diện đơn vị chức năng, đây là mô hình chăn nuôi hiệu quả.

Gia đình ông Huỳnh Văn Tánh, một trong những hộ dân trồng nhiều tiêu ở xã Trà Tân với hơn 3.000 trụ. Năm trước vườn tiêu của ông cho thu hoạch gần 10 tấn hạt, thu hoạch khá. Nhưng mấy tháng gần đây, hơn 80% các trụ tiêu nhà ông cứ lần lượt vàng lá, thối rễ chết hoàn toàn.

“Vua tôm” Võ Hồng Ngoãn (TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) lo lắng: “Người nông dân nuôi tôm lúc nào cũng đối mặt với rủi ro trong các vụ sản xuất. Thế nhưng khi nuôi thành công thì bị ép giá thu mua do cung vượt cầu hay một lý do nào đó. Việc DOC đánh thuế vào doanh nghiệp, nhưng thực tế lại trúng người nông dân. Vì khi doanh nghiệp chịu thuế cao thì chắc chắn họ sẽ hạ giá thu mua tôm nguyên liệu”.