Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tân Lạc (Hòa Bình) Phát Triển Vùng Bưởi Đỏ, Bưởi Da Xanh

Tân Lạc (Hòa Bình) Phát Triển Vùng Bưởi Đỏ, Bưởi Da Xanh
Ngày đăng: 21/08/2014

Người dân xã Thanh Hối chuẩn bị đón vụ bưởi mới đầy hứa hẹn. Ảnh: ông Phạm Văn Mão (bên trái), xóm Tân Hương, xã Thanh Hối giới thiệu về kỹ thuật trồng, chăm sóc giống bưởi đỏ.

Bưởi là cây trồng phát triển mạnh và cho hiệu quả cao mang lại cuộc sống ấm no cho nhiều gia đình trên địa bàn huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Thanh Hối là xã vùng trọng điểm bưởi đỏ, bưởi da xanh. Diện tích bưởi của xã tăng nhanh, từ 15 ha mấy năm trước đã lên 54 ha.

Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Huyến cho biết: Bưởi và mía là hai cây chủ lực XĐ-GN. Mấy năm nay, bưởi đã phát triển mạnh trên địa bàn. Đến nay, cả xã có hơn 54 ha bưởi, trong đó có 1/3 diện tích cho thu hoạch. Gia đình nào có đất đều trồng bưởi.

Xóm Tân Hương có gần 100 hộ, hầu hết đều trồng bưởi, nhà ít trồng 20 cây, nhà nhiều trồng hàng trăm cây. Những gia đình có 100 cây trở lên đều có cuộc sống khá giả.

Ông Phạm Văn Mão, cán bộ hưu trí có hơn 1.000 m2, bắt đầu trồng bưởi từ năm 2006, đến nay đã có khoảng 50 cây bưởi đỏ và da xanh. ông Mão cho biết: Tùy theo chất lượng và mẫu mã, giá bán bưởi đỏ từ 17 - 25.000 đồng/quả, bưởi da xanh từ 40 - 45.000 đồng/ kg, tư thương Hà Nội, Hải Dương và một số tỉnh khác đến tận vườn thu mua.

Năm đầu tiên cho bói ông thu trên chục triệu, năm thứ 2 thu 20 triệu, năm 2013, thu khoảng 40 triệu đồng, chưa kể tiền chiết cành bán giống. Năm nay, bưởi ra hoa, ra quả đều, cây khỏe, dự tính đến rằm tháng 8 âm lịch bắt đầu cho thu hoạch đến cuối năm. Nhiều gia đình mở rộng diện tích để trồng bưởi. Bưởi được xem là cây truyền thống và đem lại thu nhập cao cho người dân Đông Lai.

Phó Chủ tịch UBND xã Đông Lai Lương Bá Phi cho biết: Người dân tận dụng hiệu quả quỹ đất để trồng bưởi đỏ. Diện tích bưởi thu hoạch của xã đã lên tới 20/35 ha. Nhân dân trồng bưởi cây cách cây 7-8 m. Tuy theo mức độ đầu tư, thâm canh có thể cho thu bình quân 4 triệu đồng/cây. Nhiều gia đình thôn Đồng Tiến có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Bưởi là cây có giá trị kinh tế cao ở Tân Lạc. Theo tính toán của Phòng NN&PTNT, đối với bưởi đỏ có thể trồng từ 300 - 350 cây/ha, sau thời gian kiến thiết cơ bản từ 3 - 4 năm, mỗi cây có thể cho thu hoạch 100 - 150 quả thương phẩm. Tính theo giá thị trường rẻ cũng từ 10.000 - 15.000 đồng/ quả, giá trị thu nhập đạt trên 300 triệu đồng/ha/năm.

Với bưởi da xanh đòi hỏi quy trình kỹ thuật chăm sóc cao hơn bưởi đỏ nhưng đem lại hiệu quả khá hơn, mật độ từ 250 - 300 cây/ha, khi bước vào đầu thời kỳ kinh doanh cho thu hoạch 60-80 quả với giá bán giao động từ 30.000 - 40.000 đồng/ quả, giá trị thu nhập trên 400 triệu đồng/ha.

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế đặc thù, huyện Tân Lạc triển khai đề án phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh giai đoạn 2013 - 2020, đặt mục tiêu đến năm 2015 diện tích bưởi các loại đạt 200 ha.

Đồng chí Vũ Quang Hùng, Phụ trách Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Diện tích bưởi đỏ, bưởi da xanh trên toàn huyện tăng mạnh. Hiện, đã xấp xỉ khoảng 200 ha, trong đó, cây kinh doanh chiếm 1/3 diện tích, hoàn thành mục tiêu phấn đấu.

Diện tích bưởi đỏ và da xanh của Tân Lạc tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới. Người dân đã tận dụng và khai thác các khu vực có đồi thấp để trồng bưởi. Nhiều người liên kết với nông dân các địa phương khác để mở rộng diện tích bưởi đỏ, bưởi da xanh.

Hiện, huyện đang đề xuất và thực hiện các giải pháp hỗ trợ, khuyến khích người dân đầu tư thâm canh, áp dụng quy trình sản xuất an toàn để nâng cao chất lượng bưởi hàng hóa, về lâu dài, tính toán xây dựng thương hiệu giống bưởi địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất, mở ra cơ hội làm giàu cho nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Lâm Sơn Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Phát Triển Kinh Tế Lâm Sơn Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Phát Triển Kinh Tế

Xã Lâm Sơn (huyện Ninh Sơn) được biết đến như “Nam Bộ thu nhỏ” với nhiều loại trái cây đặc sản như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng… Đặc biệt, những năm gần đây, nông dân Lâm Sơn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều vùng đất hoang hóa, vườn tạp cằn cỗi đã trở nên trù phú, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.

18/06/2014
Làm Giàu Từ Nuôi Cá Ở San Thàng (Lai Châu) Làm Giàu Từ Nuôi Cá Ở San Thàng (Lai Châu)

“Từ gần 10 năm nay, bên cạnh nghề trồng rau, hoa, nuôi cá ở xã San Thàng (thành phố Lai Châu) đã trở thành một nghề. Với diện tích 65,27ha mặt nước, nhiều gia đình đã trở thành hộ khá, giàu từ phát triển kinh tế thủy sản” - chị Lò Thị Thìn, cán bộ Trạm Khuyến nông xã San Thàng cho biết.

25/11/2014
Cần Giải Pháp “Gỡ Khó” Cho Phát Triển Tôm Giống Cần Giải Pháp “Gỡ Khó” Cho Phát Triển Tôm Giống

Ông Trương Hữu Thông – Chủ tịch Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận cho biết: “Hiện nay, do giải quyết “bài toán” quy hoạch vùng nuôi tôm giống còn dang dở khiến cho các doanh nghiệp vùng tôm danh tiếng ở Tuy Phong đang đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc”.

19/06/2014
Khai Thác Nghêu Sao Cho Hài Hòa Khai Thác Nghêu Sao Cho Hài Hòa

Nghề nuôi và khai thác nghêu ở các bãi bồi ven biển là nguồn sinh kế quan trọng đối với cộng đồng dân cư ven biển. Đó là thông tin tại hội thảo “Mối liên hệ giữa rừng ngập mặn và nguồn lợi nghêu”, do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thông qua Sáng kiến rừng ngập mặn cho tương lai (MFF) phối hợp cùng Viện Sinh học nhiệt đới (ITB) vừa tổ chức tại TP HCM.

25/11/2014
Nam Định Xây Dựng Nhãn Hiệu Tập Thể Nam Định Xây Dựng Nhãn Hiệu Tập Thể "Cá Bống Bớp Nghĩa Hưng"

Là loài cá nước mặn, sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, nhưng cá bống bớp đã “bén duyên” và gắn bó trong “ao nhà” ở vùng đất Nghĩa Hưng (Nam Định) từ hơn 20 năm trước, khi những ngư dân bắt được cá bé sau mỗi chuyến ra khơi đã gom góp lại nuôi trong ao.

19/06/2014