Đóng Tàu Theo Nghị Định 67/CP Đồng Vốn Đã Chuyển Động

Với việc giải ngân vốn vay cho hộ ngư dân đầu tiên tại TP. Vũng tàu, BR-VT đã khởi động chương trình cho vay vốn đóng tàu khai thác xa bờ theo Nghị định 67/CP. Xung quanh các thủ tục cho vay và đóng tàu còn nhiều vấn đề mà bà con ngư dân cần hiểu rõ.
Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN cho biết, đến thời điểm hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt thí điểm 3 tổ chức đủ điều kiện đóng mới tàu cá vỏ thép làm dịch vụ hậu cần thủy sản và 1 cá nhân đóng mới tàu khai thác thủy sản, với tổng kinh phí khoảng 143 tỷ đồng.
Hiện nay, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đang rà soát, thẩm định để trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt cho phép đóng mới 117 tàu cá của các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện đóng mới theo quy định. Vừa rồi, Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển (BIDV) Chi nhánh BR-VT vừa ký kết hợp đồng tín dụng 30 tỷ đồng cho dự án đóng mới tàu dịch vụ hậu cần thủy sản vỏ thép phục vụ khai thác hải sản xa bờ của Công ty TNHH Gia Hân (phường 12, TP. Vũng Tàu) có tổng trị giá 35 tỷ đồng.
Lãi suất vay 7%/năm, trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ lãi suất 6%, còn lại 1% là từ phía chủ dự án. Thời hạn cho vay 11 năm. Đây cũng là hộ ngư dân đầu tiên của khu vực Nam bộ được tiếp nhận nguồn vốn vay theo Nghị định 67.
Trước đó, Trung ương đã cấp hạn ngạch đóng mới tàu cho BR-VT theo Nghị định 67 là 121 chiếc (111 tàu khai thác và 10 tàu dịch vụ) với lộ trình, tập trung ưu tiên các tổ chức và cá nhân đóng tàu sắt, vật liệu mới và cuối cùng là tàu gỗ với những tàu có công suất lớn trước. Riêng các tàu nâng cấp (vỏ, máy, trang thiết bị), với số lượng không hạn chế. Tất cả các trường hợp này phải thẩm định mới thực hiện cho vay.
Ông Trần Văn Cường thông tin thêm, để thực hiện các bước để vay vốn, về phía chủ tàu nộp hồ sơ đăng ký vay vốn đóng mới, phương án sản xuất kinh doanh, hồ sơ thiết kế sơ bộ của tàu trong đó có dự toán, bản cam kết vốn đối ứng, báo cáo tình trạng nợ cho cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Sau đó trình hồ sơ thiết kế kỹ thuật chi tiết (sẽ tốn phí nếu không dùng mẫu thiết kế của Bộ NN-PTNN).
Người vay vốn phải hoạt động nghề cá từ 2 đến 3 năm, có hộ khẩu tại địa phương. Những hộ ngư dân nếu còn nợ xấu thì sẽ phải thông báo về địa phương như một điều kiện khi xét duyệt. Quy trình sẽ xét duyệt từ cấp xã (10 ngày), huyện (5 ngày và thẩm định) và chuyển về cơ quan thường trực là Sở NN-PTNN (2 ngày) rồi trình lên Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 phê duyệt.
Liên quan tới việc đóng tàu, Ban chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 của tỉnh đã công bố đến các ngân hàng, hộ vay vốn danh sách các cơ sở đóng tàu đã được tỉnh thẩm định và Trung ương công bố để tiện trong quá trình liên hệ, thực hiện giải ngân, vay vốn. Việc đóng mới, trong đó có việc giám sát thi công, vật liệu do cơ quan đăng kiểm thực hiện.
Yêu cầu vật liệu, mẫu mã, kết cấu của con tàu phải đúng như tiêu chuẩn đã quy định. Sau khi hoàn thành việc thử nghiệm, nghiệm thu, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp giấy phép sẽ giao cho ngân hàng. Song song với việc này, ngư dân phải thực hiện mua bảo hiểm cho con tàu.
Có thể bạn quan tâm

Người dân đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa lại bùng phát ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đe dọa 8,3 km tuyến đê bao ngọt hóa ven sông Tiền và 13 cống dưới đê có tổng trị giá 169 tỷ đồng vừa mới khởi công, khiến ngành chức năng Bến Tre lúng túng xử lý.

Ngày 21/3/2013, đoàn kiểm tra gồm ông Đỗ Văn Nam, Phó Vụ trưởng vụ Khoa học và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản), ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Thủy sản, cùng một số cán bộ đã đến thăm mô hình nuôi cá lồng tại Bãi Miễu, thôn Trí Nguyễn, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Mô hình có 4 hộ tham gia với đối tượng nuôi là cá chim vây vàng và cá chẽm.

Năm 2008, tôm thẻ chân trắng được cho phép nuôi đại trà ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm để đa dạng hóa đối tượng nuôi và chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, qua thời gian phát triển hơn 5 năm, phần lớn nông dân nuôi tôm nước lợ ở Tiền Giang đã chọn tôm thẻ chân trắng.

Dịch lợn tai xanh đã và đang lây lan nhanh tại một số tỉnh miền Trung, nhất là tại các địa bàn chăn nuôi trọng điểm.

Trong tiến trình phát triển nghề nuôi thủy sản, tỉnh đã quy hoạch 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, sau một thời gian quy hoạch được thông qua, hiện nay 2 vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Việc triển khai quy hoạch như mục tiêu ban đầu đang gặp phải nhiều khó khăn.