Nỗ Lực Gia Tăng Thu Nhập Cho Nông Dân

Trong những năm qua, hiệu quả sản xuất của nông dân tại các xã xây dựng nông thôn mới (NTM) không ngừng tăng lên. Ngoài các yếu tố như đất đai, khí hậu, các chương trình hỗ trợ sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân được triển khai đã góp phần tạo thêm động lực mới nâng cao đời sống và xóa đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn.
Thực hiện nhiều giải pháp
Phát triển sản xuất, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo được xác định là tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM. Thời gian qua, ngành nông nghiệp đã phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện nhiều chương trình, dự án nhằm tăng thu nhập cho người dân. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn xây dựng đề án kinh tế hộ, các cơ quan chức năng liên quan tạo điều kiện để người dân được vay vốn ưu đãi cho sản xuất nông nghiệp…
Ông Mai Thanh Quang, Giám đốc Sở KH-CN cho biết, Sở KHCN đã xuất bản các bản tin “phố biến kiến thức”, tập huấn phổ biến kiến thức, báo cáo chuyên đề… để hỗ trợ nông dân. Hàng năm có khoảng 80% đề tài, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được nghiên cứu và ứng dụng vào sản xuất; yếu tố KH-CN chiếm trên 30% giá trị sản xuất nông nghiệp tăng thêm hàng năm. Một số thông tin đã được nông dân ứng dụng vào sản xuất như trồng rau an toàn, trồng bưởi, nuôi bò sữa… cho hiệu quả cao. Đồng thời, các địa phương đã tiến hành nhiều chương trình, mô hình trình diễn cho nông dân.
“Hoạt động hỗ trợ nông dân sản xuất đã tạo sự chuyển biến tích cực về sản xuất hàng hóa tập trung và làm thay đổi phương thức sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân”- ông Hà Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT khẳng định. Cụ thể, thu nhập trung bình hiện nay của 6 xã điểm NTM là 34,31 triệu đồng/người/năm, tăng 19,6 triệu đồng so với năm 2010. Các xã đang xây dựng NTM giai đoạn 2013-2015 có mức thu nhập 29,1 triệu đồng, tăng 13,9 triệu đồng/người/năm so với năm 2012.
Hình thành nhiều mô hình sản xuất hiệu quả
Theo đánh giá của Sở NN-PTNT, những chương trình hỗ trợ nông dân sản xuất được triển khai trong thời gian qua đã làm thay đổi tập quán, nâng cao hiệu quả, hướng tới sản xuất hàng hóa tập trung và mở rộng các ngành nghề; xây dựng được thị trường bao tiêu sản phẩm cho nông dân.
“Trước đây, khi chưa có sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp, hầu hết bà con nông dân chỉ trồng thanh long ruột trắng và chăm sóc theo phương pháp truyền thống nên năng suất thấp. Với sự hỗ trợ kỹ thuật, vốn, bà con nông dân xã Bông Trang (huyện Xuyên Mộc) đã chuyển hướng vào canh tác cây thanh long theo quy trình VietGap (sản xuất sạch). Việc sản xuất thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP cho năng suất cao hơn, giá bán cũng cao hơn từ 2-3 lần so với thanh long ruột trắng canh tác theo phương pháp truyền thống”- ông Mai Văn Tiết (xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc) cho biết.
Mặt hàng nhãn xuồng cơm vàng của HTX dịch vụ nông nghiệp Nhân Tâm (huyện Xuyên Mộc) cung cấp đã được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn là một minh chứng. Ông Lê Văn Tường, Phó chủ nhiệm HTX dịch vụ nông nghiệp Nhân Tâm chia sẻ: “Nhãn xuồng cơm vàng của BR-VT đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu, nhưng khi ra thị trường rất nhiều đối tác băn khoăn về độ an toàn cho người tiêu dùng. Từ khi chúng tôi được hỗ trợ để canh tác, sản xuất theo quy trình VietGAP, bạn hàng đã hoàn toàn tin tưởng vào sản phẩm của chúng tôi”.
Có thể bạn quan tâm

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vừa chính thức công bố phê duyệt và cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học (ATSH) cho hai sự kiện ngô biến đổi gen (BĐG) GA21 của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam và NK603 của Công ty TNHH Dekalb Việt Nam (Monsanto). Các sự kiện ngô biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học lần này đều mang đặc tính chống chịu thuốc trừ cỏ.

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, nông dân ở một số vùng trồng càphê trong tỉnh đang bước vào cao điểm thu hoạch. Trong khi đó, giá càphê bán tại vườn được các thương lái thu mua ở mức cao từ 40.000-41.000 đồng/kg, so với tuần trước tăng gần 2.000 đồng/kg.

Tin vui đến với người nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là Cty TNHH Công Thảo, tỉnh Vĩnh Long đã thống nhất ký kết hợp đồng bước đầu với 8 hộ để thu mua tổng cộng 30 tấn tôm càng xanh thương phẩm.

Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật (Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng) vừa tiếp nhận 6 cá thể động vật rừng quý hiếm để chữa trị vết thương và chăm sóc.

Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), trong tháng 10 vừa qua, thông qua hệ thống cảnh báo nhanh (RASFF) của Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng - Ủy ban Châu Âu, NAFIQAD đã nhận được thông tin về 11 lô hàng cá tra Việt Nam bị cơ quan thẩm quyền EU phát hiện có dư lượng kháng sinh cấm sử dụng Nitrofurazone (dẫn xuất của Nitrofuran).